Quy chuẩn về làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? Quy chuẩn đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm, đường hầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Quy chuẩn làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại tiết 2.7.3 tiểu mục 2.7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.7.3.1 Khi lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các công trình cao, nếu không có các phương tiện, thiết bị chuyên dụng để ĐBAT cho người lao động, phải sử dụng hệ giàn giáo phù hợp với đặc điểm công trình và có lưới đỡ bên dưới với khoảng cách phù hợp.
CHÚ THÍCH: Các công trình cao bao gồm các kết cấu dạng cột, trụ, tháp như trụ cầu dây văng, tháp viễn thông, cột truyền tải điện, ống khói cao, tượng đài, cột (tháp) pa nô quảng cáo và các công trình tương tự hoặc ở mặt ngoài các tòa nhà, tượng đài, si lô, đập lớn và tương tự khác.
2.7.3.2 Sàn công tác trên cùng của giàn giáo phải thấp hơn đỉnh công trình tối thiểu là 65 cm.
2.7.3.3 Trên giàn giáo, sàn đỡ an toàn ngay bên dưới sàn đang có người lao động làm việc phải để trống (không sử dụng) để bảo vệ, ngăn ngừa nguy cơ các vật rơi từ bên trên xuống.
2.7.3.4 Khoảng cách khe hở giữa giàn giáo và công trình cao không được vượt quá 20 cm ở mọi vị trí.
2.7.3.5 Sàn đỡ an toàn phải được lắp đặt ở bên trên:
a) Lối vào công trình cao;
b) Lối đi, nơi làm việc của người lao động để ngăn ngừa nguy hiểm do vật rơi.
2.7.3.6 Để leo lên hoặc xuống công trình cao, phải lắp đặt các phương tiện sau:
a) Cầu thang bộ hoặc thang leo sắt;
b) Các bậc thang leo sắt được neo chặt vào vách hoặc tường của công trình;
c) Các phương tiện phù hợp khác.
2.7.3.7 Khi leo thang leo sắt lắp ở mặt ngoài của công trình cao, người lao động phải sử dụng dây an toàn lõi thép. Dây an toàn phải được quấn vòng ở đầu tự do (đầu nối vào đai an toàn của người lao động), treo thả xuống ít nhất 3,0 mét (tính từ điểm móc cố định).
2.7.3.8 Khi người lao động làm việc trên các công trình cao độc lập, vùng nguy hiểm phải được thiết lập và kiểm soát bằng rào chắn chống xâm nhập để tạo vùng an toàn cho người bên ngoài theo quy định tại 2.1.1.2.
2.7.3.9 Người lao động thực hiện các công việc xây dựng, bảo trì hoặc sửa chữa trên các công trình cao không được phép:
a) Làm việc ngoài trời mà không đeo dây an toàn với dây cứu sinh gắn vào bậc thang (neo sẵn vào công trình cao) hoặc các vòng neo, điểm neo chắc chắn trên công trình cao;
b) Đặt (để) các dụng cụ nằm giữa dây an toàn và cơ thể hoặc để trong các túi quần áo bảo hộ không có mục đích để chứa dụng cụ;
c) Dùng tay lôi, kéo hoặc mang các vật liệu hoặc thiết bị nặng khi lên, xuống hoặc rời khỏi nơi làm việc trên công trình cao;
d) Siết, neo chặt ròng rọc hoặc giàn giáo vào các vòng neo tăng cường (vòng gắn trên thân công trình cao) mà không kiểm tra, thử nghiệm trước khả năng chịu tải, sự chắc chắn của các vòng neo này;
đ) Làm việc một mình;
e) Leo lên công trình cao nhưng không có các phương tiện để ĐBAT quy định tại 2.7.3.6;
g) Làm việc trên công trình cao đang hoạt động (ví dụ: ống khói đang hoạt động), trừ trường hợp có các biện pháp ĐBAT để tránh nguy hiểm.

Khi lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các công trình cao, nếu không có các phương tiện, thiết bị chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho người lao động, phải sử dụng hệ giàn giáo phù hợp với đặc điểm công trình và có lưới đỡ bên dưới với khoảng cách phù hợp. Sàn công tác trên cùng của giàn giáo phải thấp hơn đỉnh công trình tối thiểu là 65 cm.

Trên giàn giáo, sàn đỡ an toàn ngay bên dưới sàn đang có người lao động làm việc phải để trống (không sử dụng) để bảo vệ, ngăn ngừa nguy cơ các vật rơi từ bên trên xuống. Khoảng cách khe hở giữa giàn giáo và công trình cao không được vượt quá 20 cm ở mọi vị trí.

Sàn đỡ an toàn phải được lắp đặt ở bên trên lối vào công trình cao; Lối đi, nơi làm việc của người lao động để ngăn ngừa nguy hiểm do vật rơi. Để leo lên hoặc xuống công trình cao, phải lắp đặt các phương tiện như cầu thang bộ hoặc thang leo sắt; Các bậc thang leo sắt được neo chặt vào vách hoặc tường của công trình; Các phương tiện phù hợp khác.

Khi leo thang leo sắt lắp ở mặt ngoài của công trình cao, người lao động phải sử dụng dây an toàn lõi thép. Dây an toàn phải được quấn vòng ở đầu tự do (đầu nối vào đai an toàn của người lao động), treo thả xuống ít nhất 3,0 mét (tính từ điểm móc cố định). Khi người lao động làm việc trên các công trình cao độc lập, vùng nguy hiểm phải được thiết lập và kiểm soát bằng rào chắn chống xâm nhập để tạo vùng an toàn cho người bên ngoài.

- Người lao động thực hiện các công việc xây dựng, bảo trì hoặc sửa chữa trên các công trình cao không được phép:

+ Làm việc ngoài trời mà không đeo dây an toàn với dây cứu sinh gắn vào bậc thang (neo sẵn vào công trình cao) hoặc các vòng neo, điểm neo chắc chắn trên công trình cao; Đặt các dụng cụ nằm giữa dây an toàn và cơ thể hoặc để trong các túi quần áo bảo hộ không có mục đích để chứa dụng cụ;

+ Dùng tay lôi, kéo hoặc mang các vật liệu hoặc thiết bị nặng khi lên, xuống hoặc rời khỏi nơi làm việc trên công trình cao; Siết, neo chặt ròng rọc hoặc giàn giáo vào các vòng neo tăng cường (vòng gắn trên thân công trình cao) mà không kiểm tra, thử nghiệm trước khả năng chịu tải, sự chắc chắn của các vòng neo này;

+ Làm việc một mình; Leo lên công trình cao nhưng không có các phương tiện để đảm bảo an toàn; Làm việc trên công trình cao đang hoạt động (ví dụ: ống khói đang hoạt động), trừ trường hợp có các biện pháp đảm bảo an toàn để tránh nguy hiểm.

Quy chuẩn về làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy chuẩn đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm, đường hầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?

Tại tiết 2.8.1 tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng QCVN 18:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy chuẩn đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm, đường hầm trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như sau:

2.8.1.1 Trước khi thi công đào, đắp đất đá và thực hiện các công việc liên quan đến đất đá, giếng chìm, đường hầm và công trình ngầm khác (sau đây viết gọn là đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm), phải thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm:
a) Chống đỡ tạm hoặc các biện pháp phù hợp khác để ngăn đất đá hoặc vật liệu khác bị sạt, lở, trượt, rơi;
CHÚ THÍCH: Quy định về KCCĐT xem 2.3.
b) Các biện pháp ngăn ngừa người bị rơi, ngã; nguy hiểm do bùn, đất đá hoặc nước xâm nhập vào hố đào, giếng chìm và các khu vực đang thi công trong công trình ngầm, đường hầm;
CHÚ THÍCH: Quy định về đảm bảo chống rơi, ngã xem 2.1.5, 2.2, 2.7 và các mục khác có liên quan của quy chuẩn này.
c) Thông gió đầy đủ, đúng kỹ thuật tại các khu vực có người làm việc để duy trì chất lượng không khí và khống chế hàm lượng khói, khí, hơi, bụi hoặc các chất độc hại khác ở mức độ không nguy hiểm hoặc không gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động;
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về chất lượng không khí, đảm bảo môi trường, thông gió thực hiện theo quy định của QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 02:2019/BYT, QCVN 26:2016/BYT, QCVN 34:2018/BLĐTBXH và các quy định của quy chuẩn này.
d) Biện pháp thoát nạn, cứu nạn cho người lao động trong các tình huống có cháy, nổ, ngập nước hoặc bị vùi lấp do sụp đổ đất đá hoặc kết cấu;
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về ĐBAT cháy, nổ và cứu nạn thực hiện theo quy định của QCVN 01:2011/BCT, QCVN 04:2017/BCT, QCVN 01:2018/BCT, QCVN 03:2019/BCT, QCVN 07:2020/BCT và các quy định của quy chuẩn này.
đ) Thực hiện khảo sát kỹ để kiểm tra sự có mặt của các túi nước, túi khí, dòng chảy ngầm để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
2.8.1.2 Đối với KCCĐT để phục vụ đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm: Việc thi công, lắp dựng, thay thế hoặc tháo dỡ phải có sự giám sát và chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định tại 2.3.
2.8.1.3 Các vị trí có người lao động làm việc trong khu vực đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm phải được người có thẩm quyền kiểm tra, giám sát thường xuyên và kết quả giám sát phải được lưu lại. Không cho phép người lao động làm việc một mình trừ trường hợp có giám sát của người có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền bao gồm chỉ huy trưởng công trường, những người làm nhiệm vụ quản lý thi công, an toàn, máy, thiết bị thi công, quản lý hệ thống kỹ thuật phục vụ thi công (ví dụ: điện, nước, thông gió, PCCC) của nhà thầu; người giám sát xây dựng, an toàn của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC).
2.8.1.4 Người lao động được giao nhiệm vụ liên quan đến công việc đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm phải thực hiện đúng công việc được giao, phải sử dụng các PTBVCN theo quy định tại 2.19 và QCVN 23:2014/BLĐTBXH.
2.8.1.5 Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Cung cấp đầy đủ các PTBVCN và các phương tiện cần thiết khác; kiểm tra, đảm bảo người lao động đủ sức khỏe (thể chất và tinh thần) trước và trong mỗi ca làm việc và có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết;
b) Hướng dẫn cụ thể và đảm bảo là người lao động hiểu rõ công việc được giao trước khi làm việc; giám sát việc thực hiện của người lao động theo đúng hướng dẫn.
2.8.1.6 Các KCCĐT, giàn giáo, vật tư, vật liệu, sản phẩm, dụng cụ, trang thiết bị, máy, thiết bị thi công và các phương tiện phục vụ thi công khác phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, thử nghiệm, kiểm định và sử dụng theo các quy định tại 2.1.1.5 và các quy định có liên quan đến từng đối tượng trong quy chuẩn này.
2.8.1.7 Các công việc có liên quan đến làm việc trong môi trường khí nén phải tuân thủ các quy định tại 2.9.
2.8.1.8 Các công việc có liên quan đến sử dụng chất nổ phải tuân thủ các quy định tại 2.8.5, 2.8.6 và 2.17.
2.8.1.9 Chỉ được bắt đầu công việc sau khi người có thẩm quyền đã kiểm tra và xác nhận ĐBAT.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu kiểm tra xem 2.1.1.2 và 2.8.1.1.
CHÚ THÍCH 2: Người có thẩm quyền xem 2.8.1.3.

Trước khi thi công đào, đắp đất đá và thực hiện các công việc liên quan đến đất đá, giếng chìm, đường hầm và công trình ngầm khác, phải thực hiện các biện pháp sau đây để ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm:

+ Chống đỡ tạm hoặc các biện pháp phù hợp khác để ngăn đất đá hoặc vật liệu khác bị sạt, lở, trượt, rơi; Các biện pháp ngăn ngừa người bị rơi, ngã; nguy hiểm do bùn, đất đá hoặc nước xâm nhập vào hố đào, giếng chìm và các khu vực đang thi công trong công trình ngầm, đường hầm;

+ Thông gió đầy đủ, đúng kỹ thuật tại các khu vực có người làm việc để duy trì chất lượng không khí và khống chế hàm lượng khói, khí, hơi, bụi hoặc các chất độc hại khác ở mức độ không nguy hiểm hoặc không gây tổn hại đến sức khỏe của người lao động; Biện pháp thoát nạn, cứu nạn cho người lao động trong các tình huống có cháy, nổ, ngập nước hoặc bị vùi lấp do sụp đổ đất đá hoặc kết cấu; Thực hiện khảo sát kỹ để kiểm tra sự có mặt của các túi nước, túi khí, dòng chảy ngầm để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Trân trọng!

Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về máy, thiết bị thi công bê tông trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về trạm, máy, thiết bị áp lực trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về làm việc trên cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về làm việc trên các công trình cao trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về trước khi thực hiện đào, đắp đất đá ở công trường trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy chuẩn về thi công giếng trong đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng
1,186 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào