Những trường hợp nào thực hiện việc đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh?
Thực hiện việc đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trong những trường hợp nào?
Pháp luật nước ta có quy định về khái niệm tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh như sau:
- Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
- Quỹ đạo vệ tinh là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian.
Về vấn đề mà bạn đang thắc mắc thì tại Điều 41 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 quy định các trường hợp đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh như sau:
Các trường hợp đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh
Tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện phải tham gia thực hiện việc đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trong các trường hợp sau đây:
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến điện của quốc gia khác;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện quốc tế;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện đã được tổ chức quốc tế phân bổ cho các quốc gia;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc các trường hợp phải thực hiện việc phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện theo thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Có nhu cầu được bảo vệ để không bị nhiễu có hại từ hệ thống thông tin vô tuyến điện từ các quốc gia khác.
Các trường hợp đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh:
- Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến điện của quốc gia khác;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện quốc tế;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện đã được tổ chức quốc tế phân bổ cho các quốc gia;
- Sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc các trường hợp phải thực hiện việc phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện theo thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Có nhu cầu được bảo vệ để không bị nhiễu có hại từ hệ thống thông tin vô tuyến điện từ các quốc gia khác.
Những trường hợp nào thực hiện việc đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh? (Hình từ Internet)
Tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh có trách nhiệm gì?
Theo đó, tại khoản 3 Điều 42 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 có quy định về trách nhiệm của tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh như sau:
+ Thực hiện các quy định về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh của Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Trực tiếp phối hợp tần số vô tuyến điện với tổ chức nước ngoài theo quy định tại Điều 44 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009;
+ Tham gia phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với cơ quan quản lý tần số vô tuyến điện của các quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì;
+ Nộp phí đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế;
+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý nhiễu có hại với hệ thống vệ tinh khác theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Tổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh có trách nhiệm thực hiện các quy định về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; Trực tiếp phối hợp tần số vô tuyến điện với tổ chức nước ngoài; Tham gia phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với cơ quan quản lý tần số vô tuyến điện của các quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì; Nộp phí đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế; Thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý nhiễu có hại với hệ thống vệ tinh khác theo quy định của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Việc phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh được quy định như thế nào?
Phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 45 Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 như sau:
Phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh
1. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất việc phân bổ tần số vô tuyên điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ trên cơ sở Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Trường hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện cho mục đích quốc phòng, an ninh ngoài các tần số vô tuyến điện đã được phân bổ riêng thì phải có sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trường hợp có tình huống ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được phép sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài các tần số vô tuyến điện đã được phân bổ cho mục đích quốc phòng, an ninh và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề xuất việc phân bổ tần số vô tuyên điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ trên cơ sở Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?