Bao nhiêu ngày cha, mẹ phải đi đăng ký khai sinh cho con?
Cha, mẹ phải đi đăng ký khai sinh cho con trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, về trách nhiệm của cha, mẹ thì trong thời hạn 60 ngày, từ ngày con được sinh ra phải đăng ký khai sinh cho con.
Bao nhiêu ngày cha, mẹ phải đi đăng ký khai sinh cho con? (Hình từ Internet
Có bắt buộc phải đăng ký khai sinh tại UBND xã của người cha hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Như vậy, về thẩm quyền có thể thấy ủy ban nhân dân xã nơi người cha hoặc người mẹ đều được, không nhất thiết phải đăng ký khai sinh cho trẻ tại Uỷ ban nơi người cha cư trú.
Lệ phí cải chính giấy khai sinh?
Về thẩm quyền cải chính giấy khai sinh
Theo Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 thì ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành cải chính giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp cải chính giấy khai sinh cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thì thẩm quyền giải quyết thuộc về UBND huyện.
Như vậy trường hợp cải chính giấy khai sinh cho em bạn 3 tuổi thì thẩm quyền thuộc về UBND cấp xã.
Về lệ phí
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí cải chính hộ tịch sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Lệ phí hộ tịch là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí:
- Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư 281/2016/TT-BTC).
- Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước.
Theo đó, mức thu lệ phí cải chính hộ tịch ở từng địa phương là khác nhau và căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy lệ phí cải chính giáy khai sinh trong trường hợp của bạn phải căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?