Quy định về biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Tại khoản 28 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
+ Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
+ Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;
+ Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản này phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm;
+ Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;
+ Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
+ Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
+ Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
+ Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
+ Biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
+ Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
+ Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
+ Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
+ Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
+ Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
+ Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước; Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản này phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm;
+ Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước; Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ; Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi; Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ; Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Quy định về biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Theo khoản 28 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì nội dung phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
- Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
+ Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
+ Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
+ Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
+ Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
+ Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
+ Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần áp dụng;
+ Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 148a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung các nội dung sau đây:
+ Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ;
+ Phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
+ Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt.
Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ; Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi; Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành; Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật; Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt; Biện pháp hỗ trợ cần áp dụng; Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.
Tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Theo khoản 28 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 thì việc tổ chức thực hiện phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định cụ thể như sau:
- Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
- Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau đây:
+ Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi;
+ Chấm dứt thực hiện phương án phục hồi để chuyển sang phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với Ban kiểm soát đặc biệt.
- Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?