Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri tham gia trưng cầu ý dân được thực hiện như thế nào?
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri tham gia trưng cầu ý dân?
Căn cứ Điều 28 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri tham gia trưng cầu ý dân như sau:
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết, công dân có quyền khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
2. Việc bỏ phiếu tham gia trưng cầu ý ở nơi khác thực hiện như thế nào?
Theo Điều 29 Luật trưng cầu ý dân 2015 việc bỏ phiếu tham gia trưng cầu ý ở nơi khác thực hiện như sau:
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra.
3. Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như thế nào?
Tại Điều 30 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định về khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng có bao gồm người hy sinh trong lúc huấn luyện sử dụng thuốc nổ và được công nhận là liệt sĩ không?
- Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên hiện nay được quy định như thế nào? Ai là người chủ trì kiểm điểm khi người đứng đầu của tổ chức Đảng trình bày bản tự kiểm điểm?
- Trường hợp nào không cần phải thực hành khám bệnh chữa bệnh trước khi cấp giấy phép hành nghề?
- Điều kiện của Đảng viên giới thiệu kết nạp Đảng? Thời điểm nào đảng viên dự bị được công nhận đảng viên chính thức?
- Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng có thể bị kỷ luật với hình thức nào? Đảng viên được xin miễn công tác và sinh hoạt đảng trong trường hợp nào?