-
Công chứng viên
-
Tập sự hành nghề công chứng
-
Thời gian tập sự hành nghề công chứng
-
Đăng ký tập sự hành nghề công chứng
-
Người tập sự hành nghề công chứng
-
Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng
-
Thi tập sự hành nghề công chứng
-
Thẻ công chứng viên
-
Bổ nhiệm công chứng viên
-
Miễn nhiệm công chứng viên
-
Bổ nhiệm lại công chứng viên
-
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
-
Đào tạo nghề công chứng
-
Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

Nơi tập sự hành nghề công chứng, có thể chọn không?
Có được chọn nơi tập sự hành nghề công chứng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014 quy định về tập sự hành nghề công chứng như sau:
Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Theo đó, bạn hoàn toàn có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự.
Nơi tập sự hành nghề công chứng, có thể chọn không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng?
Tại điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 có quy định các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng:
Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
...
Như vậy, không phải là phẩm phán sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng. Thẩm phán chỉ được miễn đào tạo khi có thời gian làm thẩm phán từ 05 năm trở lên. Những thẩm phán không đảm bảo điều kiện này sẽ không được miễn đào tạo nghề công chứng.
Ủy ban nhân dân tỉnh hay Sở Tư pháp quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 23 Luật Công chứng 2014 quy định về thành lập và hoạt động Văn phòng công chứng như sau:
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Thế nên, về nguyên tắc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng còn sau khi thành lập thì phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Trân trọng!

Nguyễn Minh Tài
- Có phải đại hội công đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn không?
- Cần làm gì để nội quy lao động có giá trị pháp lý?
- Giáo viên dự bị đại học hạng 1 cần có bằng cấp gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2024?
- Mẫu biên bản thực nghiệm điều tra và Cách soạn hiện nay?