Chủ nhà mới có được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà?
Chủ nhà mới được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 133 Luật Nhà ở 2014 quy định quyền tiếp tục thuê nhà ở:
Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi chủ nhà mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, mà trong hợp đồng bạn có thỏa thuận diện tích thuê nhà là có cả phần sân phía trước, nên khi chủ nhà mới muốn xây dựng trên phần sân này phải được sự đồng ý của bạn.
Chủ nhà mới có được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà? (Hình từ Internet)
Người Việt Nam ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì?
Người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước muốn thuê nhà có thể trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà (phải trả phí) giao dịch và làm các thủ tục thuê nhà. Hồ sơ xin thuê nhà gồm:
– Đơn xin thuê nhà (theo mẫu).
– Bản sao có công chứng giấy phép tạm trú (nếu thuê nhà để ở) hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc giấy phép về hợp tác đầu tư tại Việt Nam (nếu thuê nhà để đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc cơ sở hoạt động kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
– Hợp đồng thuê nhà ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê phải làm theo mẫu quy định và được cơ quan cấp giấy phép cho người nước ngoài thuê xác nhận.
Giá thuê nhà do hai bên thoả thuận. Giá thuê nhà và giá trị tiền thuê nhà ghi trong hợp đồng được tính bằng đồng Việt Nam và được quy đổi ra đôla Mỹ hoặc loại tiền nước ngoài khác có thể chuyển đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ký hợp đồng.
Hợp đồng thuê nhà không công chứng có hiệu lực hay không?
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:
Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng. Do đó hợp đồng nhà ở không công chứng thì vẫn có hiệu lực. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng có thể do 2 bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời điểm hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì bạn có thể thỏa thuận với chủ nhà về việc công chứng, chứng thực hợp đồng. Việc công chức, chứng thực không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng thuê nhà.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?