Xin bổ nhiệm lại công chứng viên thực hiện ra sao?
Quy định về thủ tục xin bổ nhiệm lại công chứng viên?
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2014 thì người đã bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp bạn muốn bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn công chứng viên (trong đó, có tiêu chuẩn về đào tạo/bồi dưỡng và đạt kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng).
Xin bổ nhiệm lại công chứng viên thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Có đương nhiên được bổ nhiệm làm công chứng viên đối với Tiến sĩ luật?
Căn cứ Điều 10 Luật Công chứng 2014 có quy định về các trường hợp được miễn đào tạo công chứng cụ thể như sau:
Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì người có trình độ tiến sĩ luật là trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng, tuy nhiên nếu muốn được bổ nhiệm công chứng viên thì người có trình độ tiến sĩ luật cũng phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở hành nghề công chứng trong thời hạn 03 tháng. Người đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng thì mới được đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên.
Có được bổ nhiệm lại người bị miễn nhiệm công chứng viên hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công chứng viên có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác; hoặc bị miễn nhiệm trong một số trường hợp nhất định.
Theo đó, theo khoản 2 Điều 15 Luật Công chứng 2014 thì công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng 2014;
- Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
- Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
- Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
- Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
- Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2014 thì người bị miễn nhiệm công chứng viên theo các trường hợp trên đây được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 và lý do miễn nhiệm không còn.
Trừ trường hợp người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên thực hiện theo quy định tại Luật Công chứng 2014 và quy định pháp luật khác có liên quan.
Người bị miễn nhiệm công chứng viên được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên và lý do miễn nhiệm không còn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?