Có được công nhận là liệt sĩ đối với thanh niên tình nguyện thực hiện đề án xã hội có hành động dũng cảm bị chết?
Thanh niên tình nguyện thực hiện đề án xã hội có hành động dũng cảm bị chết được công nhận là liệt sĩ không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình thực hiện chương trình, đề án, dự án
1. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký hợp đồng lao động; được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Được hưởng các chế độ tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, công tác phí và chế độ, chính sách khác quy định trong chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Được trang bị phương tiện làm việc và phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết, bảo đảm an toàn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hoạt động tình nguyện.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Được phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và nhu cầu bố trí, sử dụng thanh niên tình nguyện.
6. Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Được chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện tạo điều kiện về nơi ở; tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội tại địa phương.
8. Được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương.
9. Đối với các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thanh niên tình nguyện được cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đánh giá có hiệu quả, tính khả thi cao thì được chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ tổ chức triển khai thực hiện.
10. Thanh niên tình nguyện có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi diễn ra hoạt động tình nguyện đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc quyết định được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
11. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.
Như vậy, thanh niên tình nguyện thực hiện đề án xã hội có hành động dũng cảm bị chết thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Ngoài ra người này còn được hưởng tiền trợ cấp mai táng theo quy định và được hỗ trợ phương tiện đưa về quê quán hoặc gia đình theo yêu cầu của thân nhân.
Có được công nhận là liệt sĩ đối với thanh niên tình nguyện thực hiện đề án xã hội có hành động dũng cảm bị chết? (Hình từ Internet)
Thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc đề án xã hội được hưởng những chính sách gì?
Theo Điều 10 Nghị định 17/2021/NĐ-CP quy định chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án
1. Được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền.
2. Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
3. Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm theo quy định của pháp luật.
5. Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.
Theo đó, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án được chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động tình nguyện cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện theo thẩm quyền. Được cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi diễn ra hoạt động tình nguyện xem xét, quy hoạch, đào tạo và bố trí sử dụng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian hoạt động tình nguyện và có nhu cầu tiếp tục ở lại địa phương công tác.
+ Được hỗ trợ một lần bằng một nửa tiền lương hoặc tiền công tháng hiện hưởng sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm. Thanh niên tình nguyện có nguyện vọng ở lại định cư, lập nghiệp tại các địa phương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã đặc biệt khó khăn thì được áp dụng các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn nơi định cư.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?