Cách sử dụng của biển báo đường đôi và biểu thị biển báo này như thế nào?
- 1. Biển báo đường đôi được biểu thị như thế nào? Và cách sử dụng của biển báo đường đôi như thế nào?
- 2. Cách sử dụng của biển báo kết thúc đường đôi và biểu thị biển báo này như thế nào?
- 3. Cách sử dụng của biển báo đường cao tốc phía trước và biểu thị biển báo này như thế nào?
- 4. Cách sử dụng của biển báo Đường cáp điện ở phía trên; Chiều cao tĩnh không thực tế?
- 5. Cách sử dụng của biển báo Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ quy định thế nào?
1. Biển báo đường đôi được biểu thị như thế nào? Và cách sử dụng của biển báo đường đôi như thế nào?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
Biển số W.235 "Đường đôi"
Để báo trước sắp đến đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.235 "Đường đôi". Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Hình C.37 - Biển số W.235
2. Cách sử dụng của biển báo kết thúc đường đôi và biểu thị biển báo này như thế nào?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
C.36 Biển số W.236 "Kết thúc đường đôi"
Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về phân biệt bằng dải phân cách cứng, đặt biển số W.236 "Kết thúc đường đôi". Đường hai chiều được phân chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
Hình C.38 - Biển số W.236
3. Cách sử dụng của biển báo đường cao tốc phía trước và biểu thị biển báo này như thế nào?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
C.38 Biển số W.238 "Đường cao tốc phía trước"
Biển số W.238 được đặt trên đường nhánh nhập vào đường cao tốc để báo cho các phương tiện đi trên đường này biết có "Đường cao tốc phía trước".
Hình C.40 - Biển số W.238
4. Cách sử dụng của biển báo Đường cáp điện ở phía trên; Chiều cao tĩnh không thực tế?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
C.39 Biển số W.239a "Đường cáp điện ở phía trên"; Biển số W.239b "Chiều cao tĩnh không thực tế"
a) Ở những nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường, đặt biển số W.239 "Đường cáp điện ở phía trên" và kèm theo biển số S.509a "Chiều cao an toàn" ở phía dưới. Để báo chiều cao tĩnh không thực tế của các vị trí có khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật bị giới hạn phải đặt biển W.239b “Chiều cao tĩnh không thực tế”.
b) Biển được đặt phía bên phải cho cả hai chiều đường xe chạy.
c) Khi chiều cao an toàn > 5,5 m không phải đặt biển W.239(a, b), ngoại trừ các trường hợp các đoạn đường có yêu cầu khai thác đặc biệt
Chiều cao an toàn: là chiều cao từ điểm võng tĩnh thấp nhấp ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của công trình trừ đi chiều cao phóng điện an toàn theo cấp điện.
Chiều cao tĩnh không thực tế: là khoảng cách từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của chướng ngại vật.
a) Biển số W.239a b) Biển số W.239b
Hình C.41 - Biển số W.239
5. Cách sử dụng của biển báo Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ quy định thế nào?
Căn cứ Phụ lục C Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định về biển Đi chậm và cách sử dụng của biển Đi chậm như sau:
C.43 Biển báo số W.243 (a,b,c) "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ"
Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn, đặt biển số W.243 "Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ". Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ gồm có 3 biển: biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m, biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.
a) Biển số W.243a b) Biển số W.243b c) Biển số W.243c
Hình C.45 - Biển số W.243
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?