Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý chuyên trách đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước như thế nào?
1. Hướng dẫn quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý chuyên trách đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước?
Tại Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý chuyên trách đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước như sau:
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở số người quản lý công ty và mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) của người quản lý công ty chuyên trách (bao gồm: thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên chuyên trách).
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách do công ty xác định, quyết định gắn với việc bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật và chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm tiền lương và thu nhập của người lao động không giảm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách tăng so với mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề.
b) Không bảo toàn và phát triển vốn, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật, tiền lương và thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch giảm so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách giảm so với mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề.
3. Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách do công ty xác định, quyết định theo Khoản 2 Điều này phải bảo đảm quy định tại Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách là người đại diện vốn nhà nước đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước?
Tại Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BLĐTBXH có quy định mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách là người đại diện vốn nhà nước đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước như sau:
Mức tiền lương bình quân kế hoạch tối đa của người quản lý chuyên trách là người đại diện vốn nhà nước gắn với lợi nhuận kế hoạch của công ty như sau:
1. Công ty có lợi nhuận kế hoạch dưới 50 tỷ đồng thì mức tiền lương bình quân kế hoạch tối đa không quá 36 triệu đồng/tháng (gọi là mức lương cơ bản).
2. Công ty có lợi nhuận kế hoạch từ 50 tỷ đồng trở lên thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính trên mức lương cơ bản và hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương cơ bản gắn với quy mô lợi nhuận theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của công ty như sau:
a) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 0,5 đối với công ty có lợi nhuận từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng.
b) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 1,0 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng; lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng; lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng.
c) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 1,5 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 500 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng; lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 300 tỷ đến dưới 700 tỷ đồng; lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng.
d) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 2,0 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đến dưới 1.500 tỷ đồng; lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 700 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng; lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 500 tỷ đến dưới 700 tỷ đồng.
đ) Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 2,5 đối với công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận từ 1.500 tỷ đồng trở lên; lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại, dịch vụ có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng trở lên; lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 700 tỷ đồng trở lên.
e) Đối với công ty có lợi nhuận cao hơn từ 50% trở lên so với mức lợi nhuận (theo từng lĩnh vực) quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này và công ty hoạt động trong một số lĩnh vực có tính chất đặc thù ngành, nghề có lợi nhuận thấp hơn lợi nhuận thấp nhất trong từng lĩnh vực quy định tại điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều này, nhưng cần phải khuyến khích lao động quản lý thì được xem xét, áp dụng cao hơn tối đa không quá 10% so với hệ số tăng thêm tiền lương tương ứng quy định tại điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều này.
Căn cứ khung hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa tương ứng với lợi nhuận trong từng lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều này, trường hợp cần thiết thì cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước quyết định việc tiếp tục phân chia cụ thể hệ số điều chỉnh tăng thêm tương ứng với lợi nhuận kế hoạch phù hợp với thực tế, bảo đảm tương quan chung về quy mô, hiệu quả hoạt động giữa các công ty.
3. Đối với công ty không có lợi nhuận, lỗ, giảm lỗ so với thực hiện của năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, mức độ lỗ, giảm lỗ để xác định tiền lương của người quản lý công ty, bảo đảm tương quan chung.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?