Trường hợp việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã phê duyệt được thực hiện?
1. Việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã phê duyệt được thực hiện trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:
Việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã phê duyệt được thực hiện một trong các trường hợp sau:
1. Bổ sung vào danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi có phát hiện mới về khoáng sản đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Khoáng sản và khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2. Đưa ra khỏi danh mục một phần hay toàn bộ khu vực khoáng sản đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trong các trường hợp sau đây:
a) Để bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo công khai minh bạch.
Như vậy, việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã phê duyệt được thực hiện một trong các trường hợp quy định trên.
2. Thời gian dự trữ tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là bao nhiêu năm?
Theo Điều 6 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định thời gian dự trữ tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:
1. Thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia tối đa là 50 năm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đặc biệt, đối với một số khu vực, một số loại khoáng sản đặc thù, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia có thể lớn hơn 50 năm nhưng không quá 70 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trường hợp khi thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia đã hết mà chưa có nhu cầu bổ sung khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản có liên quan thì tiếp tục gia hạn thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia. Việc xác định thời gian dự trữ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều này.
Theo đó, thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia tối đa là 50 năm theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đặc biệt có thể lớn hơn 50 năm nhưng không quá 70 năm, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 7 Nghị định 51/2021/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia như sau:
1. Khoáng sản tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải được bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Nghị định này.
2. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại các khu vực đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm:
a) Bảo vệ khoáng sản trong phạm vi khu vực triển khai dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nghiêm cấm lợi dụng việc thực hiện dự án đầu tư, xây dựng công trình để khai thác khoáng sản nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
3. Trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm và khối lượng khoáng sản bị khai thác trái phép, chủ đầu tư dự án còn bị đình chỉ có thời hạn việc thực hiện dự án đầu tư hoặc bị thu hồi quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?