Ly hôn có bị mất quyền lợi không khi chưa được xóa án tích?
Ly hôn có bị mất quyền lợi gì không khi chưa được xóa án tích?
Tôi tên Văn Thanh, hiện mới chấp hành xong hình phạt tù, mà trước đây do quá nóng tính, trong lúc cự cãi đã đánh người bạn bị thương khá nặng, vẫn chưa được xóa án tích. Nay tôi với vợ không hợp nhau sau thời gian ly thân thì nay vợ tôi quyết định nộp đơn ly hôn. Chúng tôi có một ít tài sản giá trị và 01 con chung 07 tuổi (con trai). Tài sản thì chúng tôi đã thỏa thuận được, nhưng về con chung thì tôi muốn con theo tôi vì gia đình cha mẹ tôi khá giả, gia đình vợ tôi thì khó khăn hơn. Nhưng vợ tôi bảo tôi từng đi tù mà đòi tranh quyền nuôi con với cô ấy thì Tòa cũng không chấp thuận. Do đó, mà tôi tìm đến Ban biên tập nhờ tư vấn giúp: việc tôi chưa được xóa án tích thì khi ly hôn tôi có được bình đẳng, có bị tước quyền lợi gì không?
Trả lời:
Theo như bạn trình bày, thì bạn và vợ bạn thuận tình ly hôn, nên theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Về tài sản chung hai bạn đã thỏa thuận được với nhau nhưng về con chung thì như bạn có nhắc đến con trai của hai bạn đã được 7 tuổi, do đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Do đó, thì Tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con sẽ theo ai sau khi hai bạn ly hôn. Khi ly hôn thì việc bạn có xóa án tích hay chưa thì không làm mất đi quyền và nghĩa vụ của bạn đối với con chung, nhưng đó sẽ làm cho Tòa án cân nhắc về môi trường, về cách giáo dục của bạn có đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của bé không. Với trường hợp này, thì khi con bạn có nguyện vọng theo ai thì Tòa sẽ xem xét mà đưa ra quyết định hợp lý.
Chúng tôi lưu ý thêm: tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, bạn có thể an tâm, nếu trường hợp con không chọn theo bạn thì bạn vẫn có thể tới lui để thăm nom, chăm sóc con mà không ai có thể cản trở. Lưu ý bạn đang trong thời gian xóa án tích nên bạn cần thể hiện mình là một công dân có ích, luôn sống lành mạnh đảm bảo quy định của pháp luật đề sớm được xóa án tích nhé.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Bố mẹ ly hôn thì con có quyền phản đối không?
Gia đình tôi có 4 người và tôi là đứa con lớn hiện đang là sinh viên Đại học năm 2, em tôi thì 12 tuổi. Bố mẹ tôi lâu nay cứ luôn bất hòa với nhau, bố thì nhậu không lo làm ăn, nên mẹ tôi muốn ly hôn, mẹ đã làm đơn và có ý định nộp lên Tòa, bố cũng thuận tình ly hôn. Tôi đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng không hiểu sao bố vẫn vậy, tôi và em tôi thì không muốn bố mẹ phải ly hôn, vì cũng lớn tuổi rồi làm như vậy sẽ không hay, với lại tôi không muốn mọi người phải sống xa nhau, nên tôi muốn hỏi: Các con có quyền phản đối bố mẹ ly hôn không?
Trả lời:
Tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, các con không có quyền phản đối bố mẹ ly hôn vì có ly hôn hay không là do bố mẹ bạn tự giải quyết. Các con chỉ có thể dùng tình cảm của mình để tác động vào tâm lý bố, mẹ để đẩy lùi suy nghĩ muốn ly hôn của bố mẹ. Vun đắp tình cảm gia đình, các con nên cân nhắc kỹ việc tiếp tục sống chung của bố, mẹ có đem lại hạnh phúc cho gia đình không?
Chồng giấu giấy đăng ký kết hôn thì làm sao để ly hôn?
Cuộc sống hôn nhân của tôi và chồng không như ý muốn, chồng thường xuyên rượu chè, không tạo ra thu nhập mọi thứ cứ đổ lên vai tôi. Chúng tôi có với nhau 01 con chung 08 tuổi. Dù nhiều lần khuyên ngăn chồng nhưng chống vẫn vậy, tôi và con về ngoại sống cũng gần 01 năm rồi, thời gian này chồng vẫn thường xuyên qua lại nhưng chúng tôi vẫn chưa hàn gắn được nên tôi quyết định ly hôn. Nhưng chồng tôi thì không muốn nên đã giấu giấy đăng ký kết hôn, thế thì tôi phải làm sao để được ly hôn đây ạ? Rất mong nhận được phản hồi.
Trả lời:
Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Theo đó, hồ sơ ly hôn gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở (nếu có)…
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Việc chồng bạn không đồng ý ly hôn nên có giấu giấy đăng ký kết hôn thì bạn có thể ra ủy ban nhân dân xã nơi 2 người đăng kí kết hôn để yêu cầu được xin cấp bản sao giấy tờ này và hoàn thiện hồ sơ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?