Có những nội dung nào trong hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh?
1. Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh như sau:
Hồ sơ đề nghị công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh gồm những nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp; ngành, lĩnh vực, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp; các sản phẩm, dịch vụ và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do doanh nghiệp thực hiện trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt (cung cấp số liệu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, tổng số nợ phải trả, tổng số lao động).
3. Báo cáo về tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đặt hàng, giao kế hoạch trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị xét duyệt.
4. Mục tiêu, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong 05 năm tiếp theo kể từ thời điểm đề nghị xét duyệt.
5. Những nội dung khác liên quan đến việc công nhận, công nhận lại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh (nếu có); các tài liệu, văn bản liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng doanh nghiệp thực hiện.
2. Giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp quốc phòng, an ninh như sau:
1. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trước ngày 31 tháng 8 hàng năm, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tổng hợp tình hình hoạt động của doanh nghiệp do mình quản lý trong năm trước liền kề gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; kết quả triển khai chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định này.
3. Nguyên tắc thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm gì?
Tại Điều 20 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện công bố thông tin như sau:
1. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội.
2. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền, doanh nghiệp phải gửi Giấy ủy quyền theo mẫu quy định tại Biểu số 1 Phụ lục II kèm theo Nghị định này đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời công khai nội dung này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Báo cáo công bố thông tin được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel). Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại báo cáo nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin là tiếng Việt.
4. Báo cáo công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp có giá trị pháp lý như bản giấy, là cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin; kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo công bố thông tin phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi kèm đáp án môn sinh học đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội chi tiết, đầy đủ?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?