Quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ?
1. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ?
Căn cứ Điều 20 Luật Cảnh vệ 2017 quy định quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ như sau:
1. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ và phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh vệ khi cần thiết;
c) Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông hoặc hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định hoạt động này có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
đ) Đề nghị tạm hoãn hoặc thay đổi chương trình làm việc, hoạt động của đối tượng cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng hoạt động đó có thể gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
e) Từ chối thực hiện yêu cầu không thuộc biện pháp và chế độ cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ;
g) Tạm cấm đường xung quanh khu vực trọng yếu, khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 10 của Luật này; xung quanh nơi ở và địa điểm hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế trong trường hợp cần thiết;
h) Thực hiện quyền khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia.
2. Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội có quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và h khoản 1 Điều này.
3. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có quyền hạn sau đây:
a) Sử dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Giấy bảo vệ đặc biệt, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và tín hiệu của xe ưu tiên;
c) Được mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ vào cảng hàng không và lên tàu bay;
d) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
đ) Tạm giữ người, đồ vật mang theo, phương tiện ra, vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ khi có căn cứ cho rằng người, đồ vật, phương tiện đó có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ;
e) Huy động người, phương tiện theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ để bảo đảm an toàn cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống.
4. Việc quyết định áp dụng, sử dụng biện pháp quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm e khoản 3 Điều này phải bằng văn bản; trường hợp do yêu cầu cấp bách thì người thực hiện nhiệm vụ có thể quyết định bằng lời nói trực tiếp, nhưng ngay sau đó phải ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Nổ súng khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ trong trường hợp nào?
Theo Điều 21 Luật Cảnh vệ 2017 quy định quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ như sau:
Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ:
1. Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ;
2. Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả;
3. Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ;
4. Trường hợp nổ súng khác quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?