Trong công ty đại chúng giải quyết tranh chấp nội bộ như thế nào?
1. Giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty đại chúng như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 62 Mục XIX Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty đại chúng như sau:
1. Trường hợp phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan tới hoạt động của Công ty, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, các quy định pháp luật khác hoặc thỏa thuận giữa:
a) Cổ đông với Công ty;
b) Cổ đông với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) hay người điều hành khác;
Các bên liên quan cố gắng giải quyết tranh chấp đó thông qua thương lượng và hòa giải. Trừ trường hợp tranh chấp liên quan tới Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu từng bên trình bày các thông tin liên quan đến tranh chấp trong vòng [... ngày] làm việc kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Trường hợp tranh chấp liên quan tới Hội đồng quản trị hay Chủ tịch Hội đồng quản trị, bất cứ bên nào cũng có thể yêu cầu [...] chỉ định một chuyên gia độc lập làm trung gian hòa giải cho quá trình giải quyết tranh chấp.
2. TrườngGiải quyết,tranh chấp,nội bộ,công ty đại chúng,Thông báo hợp không đạt được quyết định hòa giải trong vòng [06 tuần] từ khi bắt đầu quá trình hòa giải hoặc nếu quyết định của trung gian hòa giải không được các bên chấp nhận, một bên có thể đưa tranh chấp đó ra Trọng tài hoặc Tòa án.
3. Các bên tự chịu chi phí có liên quan tới thủ tục thương lượng và hòa giải. Việc thanh toán các chi phí của Tòa án được thực hiện theo phán quyết của Tòa án.
2. Điều lệ công ty trong công ty đại chúng như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 63 Mục XX Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC điều lệ công ty trong công ty đại chúng như sau:
1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định.
2. Trường hợp pháp luật có quy định liên quan đến hoạt động của Công ty chưa được đề cập trong bản Điều lệ này hoặc trường hợp có quy định pháp luật mới khác với điều khoản trong Điều lệ này thì áp dụng những quy định đó để điều chỉnh hoạt động của Công ty.
3. Đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 116/2020/TT-BTC đại hội đồng cổ đông trong công ty đại chúng như:
1. Vai trò, quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông.
2. Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông;
b) Lập Danh sách cổ đông có quyền dự họp;
c) Thông báo về việc chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông;
d) Thông báo triệu tập Đại hội đồng cổ đông;
đ) Chương trình, nội dung Đại hội đồng cổ đông (người có nhiệm vụ chuẩn bị chương trình, nội dung Đại hội đồng cổ đông; quy định về kiến nghị của cổ đông đưa vào chương trình họp);
e) Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông;
g) Cách thức đăng ký tham dự Đại hội đồng cổ đông;
h) Điều kiện tiến hành;
i) Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
k) Cách thức bỏ phiếu;
l) Cách thức kiểm phiếu;
m) Điều kiện để nghị quyết được thông qua;
n) Thông báo kết quả kiểm phiếu;
o) Cách thức phản đối nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp);
p) Lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
q) Công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
3. Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Các trường hợp được và không được lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
4. Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết bằng hình thức hội nghị trực tuyến (bao gồm trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp và biểu quyết), trong đó lưu ý quy định rõ các nội dung sau:
a) Thông báo triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trực tuyến;
b) Cách thức đăng ký tham dự Đại hội đồng cổ đông trực tuyến;
c) Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông trực tuyến;
d) Điều kiện tiến hành;
đ) Hình thức thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trực tuyến;
e) Cách thức bỏ phiếu trực tuyến;
g) Cách thức kiểm phiếu trực tuyến;
h) Thông báo kết quả kiểm phiếu;
i) Lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
k) Công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
5. Trình tự, thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết bằng hình thức hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến (bao gồm trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp và biểu quyết), trong đó lưu ý quy định rõ các nội dung sau:
a) Thông báo triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
b) Cách thức đăng ký tham dự Đại hội đồng cổ đông;
c) Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông;
d) Điều kiện tiến hành;
đ) Hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
e) Cách thức bỏ phiếu;
g) Cách thức kiểm phiếu;
h) Thông báo kết quả kiểm phiếu;
i) Lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
k) Công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
6. [Các hình thức họp Đại hội đồng cổ đông khác].
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?