Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp được lập theo phương pháp, trình tự như thế nào?
1. Phương pháp, trình tự lập báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp?
Tại Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-BTC đơn vị thực hiện lập báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp theo các bước sau:
- Thực hiện các bước khóa sổ kế toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Lập báo cáo tình hình tài chính theo mẫu B01/BCTC quy định tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Phân tích các số liệu chi tiết căn cứ sổ sách kế toán, văn bản xác định lại giá trị tài sản để chuyển đổi, hồ sơ về kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu có liên quan khác.
- Lập bảng chuyển đổi số liệu theo quy định tại Thông tư này.
- Căn cứ số liệu trên Bảng chuyển đổi số liệu và hướng dẫn lập các chỉ tiêu chi tiết trên Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp thực hiện tổng hợp các chỉ tiêu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 “Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp” kèm theo Thông tư này.
2. Bảng chuyển đổi số liệu trong báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp?
Tại Điều 13 Thông tư 26/2021/TT-BTC quy định bảng chuyển đổi số liệu trong báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp như sau:
1. Mục đích
Bảng chuyển đổi số liệu là tài liệu thực hiện chuyển đổi số liệu chi tiết theo tài khoản của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi nhằm lập báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp.
Bảng chuyển đổi số liệu tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần còn là căn cứ để bàn giao và ghi chép sổ sách ban đầu của công ty cổ phần theo chế độ kế toán doanh nghiệp.
2. Yêu cầu
Bảng chuyển đổi số liệu được lập tại 2 thời điểm: Thời điểm xác định giá trị đơn vị và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Bảng chuyển đổi số liệu phải lập kịp thời, đúng biểu mẫu quy định, phân tích đầy đủ nội dung chi tiết hiện có, phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.
3. Căn cứ xác định số liệu trên bảng chuyển đổi số liệu
- Sổ kế toán chi tiết của đơn vị theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp sau khi đã khóa sổ kế toán. Số liệu trên sổ sách kế toán phải phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị, đã được hạch toán ghi chép đúng quy định, bao gồm cả việc xử lý tài chính trong quá trình chuyển đổi.
- Tài liệu xác định lại giá trị tài sản phục vụ cho quá trình chuyển đổi
- Hồ sơ về kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các tài liệu có liên quan khác.
4. Nguyên tắc xác định số liệu chi tiết trên Bảng chuyển đổi số liệu
a) Số liệu của các chỉ tiêu chuyển đổi được lấy theo giá trị đánh giá lại, trường hợp các chỉ tiêu chi tiết không có quy định về việc xác định lại giá trị thì lấy theo số dư còn lại trên sổ sách kế toán của đơn vị tại ngày lập báo cáo, trừ trường hợp có quy định khác.
b) Một số chỉ tiêu phải thực hiện phân loại chi tiết
Để lập Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp, đơn vị phải thực hiện phân loại chi tiết số dư của một số tài khoản tại ngày lập báo cáo trên Bảng chuyển đổi, cụ thể như sau:
- Số dư các khoản đầu tư tài chính tại ngày lập báo cáo: Trên cơ sở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư tài chính, tài liệu đánh giá lại giá trị khoản đầu tư còn tại ngày lập báo cáo, đơn vị phải thực hiện phân loại theo các tiêu chí phù hợp để lập được chỉ tiêu đầu tư tài chính trên báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp. Trong đó các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo, được phân loại là khoản tương đương tiền.
- Số dư các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác tại ngày lập báo cáo: Đơn vị phải thực hiện phân loại theo thời hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng để chuyển đổi thành các chỉ tiêu ngắn hạn tương ứng và trên 12 tháng để chuyển đổi thành các chỉ tiêu dài hạn tương ứng.
- Hàng tồn kho: Phân loại các thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ dự kiến trên 12 tháng để lập chỉ tiêu Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn.
- Tài sản cố định: Căn cứ giá trị của TSCĐ tại thời điểm lập báo cáo đơn vị phải thực hiện phân loại lại TSCĐ theo tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ áp dụng đối với doanh nghiệp, như sau:
+ Những TSCĐ đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp, được chuyển đổi thành TSCĐ.
+ Những TSCĐ không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo quy định áp dụng với doanh nghiệp, đơn vị xem xét phân loại vào chi phí trả trước ngắn hạn hoặc chi phí trả trước dài hạn phù hợp với thực tế tại thời điểm báo cáo.
- Số dư khoản mua sắm TSCĐ đang ở trạng thái dở dang, chưa hoàn thành (hạch toán trên TK 241- xây dựng cơ bản dở dang): Thực hiện phân loại lại, theo đó đối với những tài sản đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ theo doanh nghiệp thì chuyển sang tài khoản mua sắm TSCĐ tương ứng, đối với những tài sản dở dang còn lại chuyển sang hàng tồn kho.
- Số dư còn lại đối với khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản nhận trước của khách hàng, nợ phải trả khác: Đơn vị thực hiện phân loại các khoản có thời hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng để chuyển đổi thành các chỉ tiêu ngắn hạn tương ứng và trên 12 tháng để chuyển đổi thành các chỉ tiêu dài hạn tương ứng.
- Số dư khoản phải trả nợ vay: Sau khi đơn vị đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả với các tổ chức, cá nhân đảm bảo chính xác khớp đúng, thực hiện phân loại các khoản phải trả nợ vay có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng để chuyển đổi thành chỉ tiêu vay ngắn hạn và trên 12 tháng để chuyển đổi thành chỉ tiêu vay dài hạn tại thời điểm báo cáo.
- Số dư chi phí trả trước: Đơn vị thực hiện phân loại tại thời điểm báo cáo số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng để chuyển đổi thành chỉ tiêu chi phí trả trước ngắn hạn và trên 12 tháng để chuyển đổi thành chỉ tiêu chi phí trả trước dài hạn tại thời điểm báo cáo.
5. Biểu mẫu, phương pháp lập Bảng chuyển đổi số liệu quy định tại Phụ lục số 1 “Bảng chuyển đổi số liệu” kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?