Quy định về điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà, kho, bãi theo thủ tục hành chính?

Điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà, kho, bãi theo thủ tục hành chính như thế nào? Quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật theo thủ tục hành chính bao gồm gì? Tôi có nhu cầu muốn biết, xin được giải đáp.

1. Điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà, kho, bãi theo thủ tục hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

1. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, cảng, khu vực vùng nước cảng biển, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định và phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Nơi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ là trụ sở cơ quan của người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ.

2. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hệ thống hàng rào bảo vệ, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy;

b) Phải bảo đảm khô ráo, thoáng khí. Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở ngoài trời thì phải bố trí mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng;

c) Có hệ thống thiết bị chiếu sáng; trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

d) Đối với nhà, kho sử dụng để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống cháy, nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

3. Điều kiện đối với nơi tạm giữ là bến, cảng và khu vực vùng nước cảng biển

a) Phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, nội quy ra, vào, nội quy về bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy và các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này trong phạm vi nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Đối với nơi tạm giữ là bến thủy nội địa, khu vực vùng nước cảng biển thì ngoài điều kiện quy định tại điểm a khoản này, còn phải có thiết bị neo đậu phương tiện, có nội quy hoạt động ra, vào bến và khu vực vùng nước cảng biển, sắp xếp, neo đậu phương tiện.

4. Đối với nơi tạm giữ là trụ sở cơ quan thì phải có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm khô ráo, thoáng khí; có hệ thống thiết bị chiếu sáng, trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp.

5. Bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu

a) Bố trí nơi tạm giữ chung: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Bố trí nơi tạm giữ riêng: Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ riêng cho cơ quan đó;

c) Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ. Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức giá theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự;

d) Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho người trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung phải bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, cụ thể như sau:

a) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan thì thủ trưởng cơ quan đó bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;

b) Trường hợp nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan khác nhau ở địa phương thì việc bố trí người làm nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trên cơ sở đề xuất thống nhất giữa các cơ quan ở địa phương.

2. Quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật theo thủ tục hành chính bao gồm gì?

Theo Điều 7 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

2. Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.

3. Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

5. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Trân trọng!

Hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Chỉ số cải cách hành chính giai đoạn 2022-2030 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người khác đang bị nguy hiểm đến tính mạng mà mình làm ngơ không chỉ là sự vô cảm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về điều kiện đối với nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà, kho, bãi theo thủ tục hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền của cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính?
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp tổ chức lại Tổ chức hành chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành chính
Phan Hồng Công Minh
746 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào