Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế khi vợ ly hôn?
Bằng chứng người chồng ngoại tình có là lợi thế cho người vợ khi ly hôn hay không?
Tôi phát hiện chồng mình ngoại tình và mua nhà cho bồ nhí. Tôi muốn ly hôn nhưng giờ hoàn toàn phụ thuộc vào chồng về kinh tế, tôi đã nghỉ việc khi sinh đứa con thứ 2. Nếu tôi muốn chắc chắn rằng tôi sẽ được nuôi đứa con sau khi ly hôn thì tôi cần chuẩn bị gì? Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì việc khi tôi thu thập bằng chứng của người chồng ngoại tình liệu có là lợi thế của tôi khi chúng tôi ra Tòa ly hôn không?
Trả lời:
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
...
Trường hợp chồng bạn có hành vi ngoại tình thì đây là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn và có thể khẳng định nó là một phần lợi thế cho bạn trong việc giành quyền nuôi con.
Ngoài ra, bạn lưu ý thêm nguyên tắc nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Mặc dù, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng, tuy nhiên vì hiện tại bạn vẫn không có việc làm nên để đảm bảo đời sống cho bản thân, cũng như có căn cứ để chứng minh sự ổn định về kinh tế thì bạn nên tìm kiếm công việc phù hợp trước khi khởi kiện giành quyền nuôi con.
Vợ không biết về khoản nợ của chồng thì có trách nhiệm cùng trả sau ly hôn không?
Chị tôi và anh chồng của chị ấy kết hôn với nhau đã được 5 năm, có hai con chung. Hiện nay, hai người cùng đồng ý ly hôn. Về con chung đã thỏa thuận được với nhau. Còn về tài sản thì chị tôi mới phát hiện gần đây người chồng có nợ anh Hùng số tiền 100 triệu đồng. Như vậy, sau khi ly hôn, chị tôi có phải cùng chồng cũ chịu trách nhiệm trả 100 triệu đồng cho anh Hùng không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng quy định cụ thể như sau:
“Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Theo đó, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nội dung quy định như sau:
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
“…
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
…
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình”
Như vậy, vợ chồng chị bạn phải có trách nhiệm liên đới về nghĩa vụ quy định tại Điều 37 nêu trên.
Căn cứ vào Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Tóm lại, sau khi ly hôn chị bạn vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới với chồng cũ để thực hiện trả 100 triệu đồng cho anh Hùng nếu chồng chị bạn chứng minh được số tiền 100 triệu đồng mà anh vay từ anh Hùng là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn mà chúng tôi phản hồi.
Vợ đang mang thai có được ly hôn với chồng hay không?
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Vợ đang mang thai có được ly hôn với chồng hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định này thì khi vợ đang mang thai, chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ nhưng vợ thì hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn với chồng bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?