Trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có những hoạt động nào?
- 1. Các hoạt động trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- 2. Thực hiện công tác triển khai giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- 3. Lập nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định như thế nào?
1. Các hoạt động trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
Tại Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định các hoạt động trong công tác triển khai, giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo đó:
1. Thực hiện công tác triển khai và lập nhật ký công tác triển khai.
2. Thực hiện giám sát công tác triển khai và lập nhật ký giám sát công tác triển khai.
3. Giám sát tác giả.
2. Thực hiện công tác triển khai giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định thực hiện công tác triển khai giám sát công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:
Nhà thầu triển khai thực hiện các công việc sau:
1. Lập bảng tiến độ thực hiện chi tiết trước khi triển khai theo quy định về quản lý tiến độ thực hiện dự án tại Điều 33 Nghị định số 73/2019/NĐ-CP.
2. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô triển khai (nếu chủ đầu tư yêu cầu), trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình triển khai.
3. Bố trí nhân lực, thiết bị triển khai theo hợp đồng.
4. Đối với công tác triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị (bao gồm hiệu chỉnh vật tư, thiết bị) và cài đặt phần mềm thương mại
a) Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm, thiết bị trước khi bàn giao cho chủ đầu tư;
b) Cung cấp cho chủ đầu tư các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm, thiết bị, phần mềm thương mại theo quy định của hợp đồng và thiết kế chi tiết được duyệt;
c) Vận chuyển, bàn giao sản phẩm, thiết bị, phần mềm thương mại cho chủ đầu tư theo quy định trong hợp đồng; thông báo cho chủ đầu tư các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm, thiết bị, phần mềm thương mại (nếu có);
d) Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm, thiết bị không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành và quy định của hợp đồng;
đ) Thực hiện xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, cài đặt phần mềm thương mại và vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, phần mềm thương mại.
5. Đối với công tác triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu
a) Xác định yêu cầu;
b) Phân tích và xây dựng phương án xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu;
c) Lập trình, viết mã lệnh;
d) Kiểm thử phần mềm trong nội bộ của nhà thầu triển khai;
đ) Thực hiện cài đặt phần mềm nội bộ.
6. Thực hiện đào tạo hướng dẫn sử dụng, đào tạo cho cán bộ quản trị; hỗ trợ, quản trị, vận hành và các công việc triển khai khác theo đúng hợp đồng và thiết kế chi tiết.
7. Xử lý, khắc phục các sai sót, lỗi phát sinh trong quá trình triển khai (nếu có).
8. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng theo quy định của hợp đồng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.
9. Phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình giám sát công tác triển khai, kiểm thử hoặc vận hành thử, nghiệm thu, bàn giao.
10. Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện công tác nghiệm thu.
11. Thực hiện các công việc khác theo hợp đồng đã ký kết.
3. Lập nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định lập nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Nhật ký công tác triển khai do nhà thầu triển khai lập, dùng để mô tả tình hình công việc và phản ánh các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu triển khai, tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết và các bên có liên quan khác.
2. Nhật ký công tác triển khai phải được thể hiện theo ngày triển khai, mốc thời gian và được đóng thành quyển, đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu triển khai.
3. Nội dung nhật ký công tác triển khai bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Danh sách cán bộ tham gia của các bên trực tiếp triển khai (chức danh và nhiệm vụ của từng người) bao gồm: triển khai, giám sát tác giả (nếu có);
b) Diễn biến tình hình triển khai theo ngày đối với triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, cài đặt phần mềm thương mại; diễn biến tình hình triển khai theo mốc thời gian đối với triển khai xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu;
c) Mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng, các vi phạm, sai khác, các vấn đề phát sinh khác và biện pháp khắc phục, xử lý trong quá trình triển khai (nếu có);
d) Các kiến nghị của nhà thầu triển khai, đơn vị tư vấn lập thiết kế chi tiết (nếu có), đơn vị giám sát công tác triển khai (nếu có);
đ) Những ý kiến về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai của các bên có liên quan (nếu có).
4. Nhật ký công tác triển khai được lập theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?