Áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp trong vụ việc dân sự trong trường hợp nào?
Áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp trong vụ việc dân sự trong những trường hợp nào?
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp trong vụ việc dân sự được áp dụng trong trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Kê biên tài sản đang tranh chấp là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự.
Về vấn đề mà bạn đang thắc mắc thì tại Khoản 1 Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Như vậy, theo quy định này thì biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp trong vụ việc dân sự được áp dụng trong trường hợp có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản bạn nhé.
Theo đó, tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.
Trên đây là nội dung giải đáp về trường hợp áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp trong vụ việc dân sự.
Mọi vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh hay không?
Chào các anh/chị Ban tư vấn, vui lòng hỗ trợ nhanh giúp em: Có phải mọi vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh phải không ạ? Quy định cụ thể tại đâu?
Trả lời:
Về nguyên tắc vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, tùy theo trường hợp chứ không phải mọi vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh bạn nhé.
Giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý không thuộc thẩm quyền thì Tòa án?
Tôi là sinh viên thực tập tại một Tòa án huyện, trong quá trình làm việc thì có vấn đề tôi chưa được rõ lắm, cụ thể: đối với các vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa đó giải quyết như thế nào? Mong nhận được phản hồi.
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?