Trong tham gia tổ chức hội nghị người lao động hướng dẫn thời điểm tổ chức hội nghị như thế nào?
- 1. Hướng dẫn thời điểm tổ chức hội nghị trong tham gia tổ chức hội nghị người lao động như thế nào?
- 2. Hướng dẫn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong trách nhiệm của các cấp liên đoàn như thế nào?
- 3. Hướng dẫn Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn như thế nào?
1. Hướng dẫn thời điểm tổ chức hội nghị trong tham gia tổ chức hội nghị người lao động như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mục II Phần III Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 hướng dẫn thời điểm tổ chức hội nghị trong tham gia tổ chức hội nghị người lao động như sau:
1. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp trực thuộc doanh nghiệp
Hội nghị các đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị của doanh nghiệp do NSDLĐ ban hành.
2. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với NSDLĐ thời điểm tổ chức hội nghị cho phù hợp. Có thể được quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp (ví dụ: Quý I hàng năm).
Để phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, công đoàn nên đề xuất với NSDLĐ tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để NLĐ có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
3. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp tập đoàn, tổng công ty
Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị cấp Tập đoàn, Tổng Công ty, thời điểm tổ chức do hai bên xác định.
Trình tự, nội dung tổ chức hội nghị do hai bên thống nhất, có thể vận dụng theo mục I, phần này.
2. Hướng dẫn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong trách nhiệm của các cấp liên đoàn như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mục I Phần IV Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 hướng dẫn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong trách nhiệm của các cấp liên đoàn như sau:
1. Triển khai Hướng dẫn “Công đoàn tham gia tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc” và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, tập huấn cho các cấp công đoàn.
2. Tổ chức phổ biến, quán triệt tới các Liên đoàn Lao động tình, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn về các quy định tại Nghị định 145 và các quy định pháp luật khác liên quan về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
3. Định kỳ kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác này của NSDLĐ.
4. Định kỳ sơ, tổng kết đánh giá kết quả việc Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, hàng năm báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
5. Tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, nhất là các nội dung kiến nghị nhằm giải quyết nhũng vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3. Hướng dẫn Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mục II Phần IV Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 hướng dẫn Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn như sau:
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Hướng dẫn này đến cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ thuộc phạm vi quản lý; đề xuất với cấp ủy, chính quyền đồng cấp ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đến NSDLĐ trên địa bàn.
2. Chỉ đạo và hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ công đoàn cơ sở, tập thể NLĐ tại doanh nghiệp tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp; tổ chức làm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện diện rộng trong phạm vi quản lý.
3. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn các cấp để nắm được nội dung, quy trình và kỹ năng trong tham gia, hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
4. Định kỳ kiểm tra, giám sát công đoàn cấp dưới hoặc phối hợp với chuyên môn thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn này.
5. Định kỳ 6 tháng (trước 15/6), một năm (trước 30/11) tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc về Tổng Liên đoàn (theo phụ lục đính kèm hướng dẫn này).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?