Nội dung ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030
1. Nội dung ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định nội dung ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí, hỗ trợ một phần kinh phí như sau:
1. Đối với giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản chủ lực quốc gia
1.1 Ngân sách trung ương đảm bảo tối đa 100% kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành khác quản lý và tổ chức thực hiện, căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật và các văn bản có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
a) Nhập nội, mua bản quyền giống mới đối với những giống trong nước chưa có;
b) Bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội do các đơn vị thực hiện;
c) Chăm sóc vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống để cung cấp vật liệu nhân giống do các đơn vị thực hiện;
d) Nhập công nghệ sản xuất giống theo giá trị chuyển nhượng bản quyền, bao gồm cả chi phí thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác có liên quan (nếu có);
đ) Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống đối với các công nghệ đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
e) Đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ nhân giống;
g) Kiểm soát chất lượng giống;
h) Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
1.2. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần chi phí sản xuất giống thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành khác quản lý và tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:
a) Đối với lĩnh vực trồng trọt
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống; sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống bố mẹ dùng để sản xuất hạt lai F1.
- Hỗ trợ tối đa 30% chi phí sản xuất hạt lai F1, chi phí sản xuất cây giống từ vườn cây đầu dòng.
b) Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Hỗ trợ tối đa 10% chi phí sản xuất giống bố mẹ.
c) Đối với lĩnh vực lâm nghiệp:
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống.
- Hỗ trợ tối đa 30% chi phí nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô.
d) Đối với lĩnh vực thủy sản: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí sản xuất giống.
2. Đối với giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản khác
Căn cứ yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành xem xét, quyết định hỗ trợ theo chính sách của Chương trình này. Nội dung, tỷ lệ hỗ trợ tối đa bằng 70% mức đảm bảo kinh phí và hỗ trợ kinh phí quy định tương ứng tại khoản 1 Điều này.
2. Phê duyệt nội dung được ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030?
Theo Điều 6 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định nội dung ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí, hỗ trợ một phần kinh phí như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác theo Quyết định số 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương và theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Việc lựa chọn các giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản khác tại địa phương để hỗ trợ theo chính sách của Chương trình này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể xem xét, quyết định nhằm đạt mục tiêu của Chương trình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?