Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030?
1. Nguồn kinh phí Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030 từ đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định nguồn kinh phí thực hiện Chương trình như sau:
1. Nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên (chi các hoạt động kinh tế) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trong đó:
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho các dự án phát triển sản xuất giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành khác quản lý và tổ chức thực hiện;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các dự án phát triển sản xuất giống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án phát triển sản xuất giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp 2021-2030?
Theo Điều 4 Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí như sau:
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí theo phân cấp hiện hành để thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; trong đó:
a) Ngân sách nhà nước ưu tiên kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản chủ lực quốc gia theo văn bản quy định của cấp có thẩm quyền. Đối với các giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản khác, căn cứ yêu cầu thực tiễn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương xem xét, quyết định hỗ trợ theo chính sách của Chương trình trong từng giai đoạn cụ thể;
b) Dự án phát triển sản xuất giống được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giống sử dụng trong dự án phải là giống được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;
c) Dự án phát triển sản xuất giống chưa nhận bất kỳ hỗ trợ nào từ nguồn ngân sách nhà nước;
d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ thực hiện của dự án tương ứng với tỷ lệ đóng góp nguồn lực đối ứng theo cam kết của đơn vị và trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý ngân sách nhà nước thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện công khai chế độ, định mức, tiêu chuẩn, kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm:
a) Thực hiện theo đúng nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thanh quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này.
4. Việc xác định các loại giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản; phương thức thực hiện; khối lượng công việc và dự toán kinh phí; kiểm tra, giám sát, triển khai nhiệm vụ phát triển giống được thực hiện theo quy định pháp luật liên quan, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định tại Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?