Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn về an toàn thông tin mạng như thế nào?
- 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về an toàn thông tin mạng như thế nào?
- 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về giao dịch điện tử như thế nào?
- 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về dịch vụ sự nghiệp công như thế nào?
- 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về doanh nghiệp như thế nào?
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về an toàn thông tin mạng như thế nào?
Căn cứ quy định Khoản 16 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP an toàn thông tin mạng như sau:
a) Quản lý về an toàn thông tin; bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; phòng, chống thư rác; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; tổ chức thực hiện chức năng quản lý, điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; chủ trì điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin; quản lý hoạt động kiểm định, đánh giá, cấp chứng nhận về an toàn thông tin; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng) theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (trừ sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng) theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng và tổ chức vận hành các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tập trung quy mô quốc gia để xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển Chính phủ điện tử; thẩm định về an toàn thông tin mạng trong hồ sơ thiết kế hệ thống thông tin, cấp độ an toàn hệ thống thông tin; quản lý công tác giám sát an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn các công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về giao dịch điện tử như thế nào?
Căn cứ quy định Khoản 17 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP giao dịch điện tử như sau:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử theo thẩm quyền;
b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành, công nhận hoặc ban hành, công nhận theo thẩm quyền các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử;
c) Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc thẩm quyền quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
đ) Quy định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về dịch vụ sự nghiệp công như thế nào?
Căn cứ quy định Khoản 29 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP dịch vụ sự nghiệp công như sau:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật;
c) Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật về giá;
đ) Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ Khoản 30 Điều 2 Nghị định 48/2022/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
b) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu, đề án sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông được giao quản lý và chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân công, phân cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền;
d) Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?