Việc rút đơn ly hôn tại phiên tòa có thể được thực hiện bởi nguyên đơn không?
Phía nguyên đơn có được rút đơn ly hôn tại phiên tòa không?
Câu hỏi: Trong vụ án ly hôn đình đám giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tại phiên tòa chủ tọa khuyên bà Thảo về làm tròn nghĩa vụ của người vợ, sống như một bà hoàng, giao công việc kinh doanh lại cho chồng. Vậy tôi muốn hỏi, trong vụ án ly hôn nói chung thì Nguyên đơn có được rút đơn ly hôn tại phiên tòa?
Trả lời:
Tại Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn:
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn ly hôn tại phiên tòa thì căn cứ theo Điều 244 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Như vậy, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa?
Câu hỏi: Tôi được biết kiểm sát viên là người thân của đương sự thì không được tham gia tiến hành tố tụng và thẩm quyền thay đổi kiểm sát viên trước phiên tòa thuộc về Viện trưởng. Vậy cho tôi hỏi tại phiên tòa mới phát hiện sai phạm này thì thẩm quyền thay đổi kiểm sát viên thuộc về hội đồng xét xử hay vẫn là Viện trưởng? Cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên như sau:
- Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
- Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
- Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
- Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án.
Theo đó, khi phát hiện kiểm sát viên và đương sự là người thân tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa nếu đa số tán thành thay đổi. Tuy nhiên, thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên vẫn do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định.
Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có được kháng cáo không?
Câu hỏi: Tôi là bị đơn trong một vụ án đòi nợ. Vừa rồi Tòa án đã xét xử sơ thẩm nhưng tôi có đơn xin xét xử vắng mặt. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi vắng mặt thì có quyền kháng cáo bản án không? Nếu có thì thời hạn kháng cáo được tính như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những người sau đây có quyền kháng cáo:
- Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Bên cạnh đó, Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thế nên, trường hợp bạn là bị đơn vắng mặt tại phiên tòa thì vẫn có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bạn nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?