Thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đánh giá như thế nào?
1. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau:
Ngoài các yêu cầu quy định từ Điều 4 đến Điều 9 tại Thông tư này, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá bổ sung một số nội dung sau:
1. Công tác huy động các nguồn lực tài chính ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có).
2. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách miễn, giảm thu do thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp có hụt thu, các địa phương thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 2 Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2022 và khoản 7 Điều 9 Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2021 quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022.
3. Khả năng thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2022, theo từng lĩnh vực chi (bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung trong năm theo quy định), chi tiết: nguồn NSĐP (chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP); nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ngoài nước (gồm vốn vay và viện trợ không hoàn lại); trong đó làm rõ:
a) Việc thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT như hằng năm (không bao gồm Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15)
- Việc bố trí dự toán, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng năm 2022; dự kiến số còn lại đến hết năm 2022 (nếu có); kiến nghị xử lý.
- Tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ĐTPT nguồn NSĐP 6 tháng đầu năm và đánh giá cả năm 2022.
- Tình hình giao, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn ĐTPT nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho địa phương 6 tháng đầu năm, đánh giá cả năm 2022.
- Bội chi NSĐP năm 2022 và tình hình đầu tư từ nguồn này (nếu có).
- Số tăng thu, tiết kiệm chi của NSĐP (nếu có).
- Tình hình phê duyệt, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn đầu tư từ các nguồn thu được để lại theo chế độ: nguồn thu phí, thu sự nghiệp công được để lại và nguồn thu hợp pháp khác, chi tiết từng lĩnh vực chi.
b) Việc thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15
Tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, bổ sung dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện, đánh giá khả năng giải ngân đến 31 tháng 1 năm 2023 đối với các chương trình, dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình và việc bổ sung dự toán, giải ngân các chương trình, dự án, nhiệm vụ không thuộc Chương trình, được đẩy nhanh tiến độ; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
4. Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn năm 2022 (báo cáo cụ thể đối tượng, kinh phí thực hiện). Đối với các chính sách an sinh xã hội theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa và kinh phí thực hiện chế độ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành và có hiệu lực thi hành sau ngày 01 tháng 9 năm 2021, trong đó xác định nhu cầu NSNN, phần NSTW hỗ trợ, phần NSĐP đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành giai đoạn 2021-2025.
5. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo các quy định; việc bố trí ngân sách (bao gồm cả số NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP - nếu có) và sử dụng dự phòng NSĐP thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Tình hình sử dụng dự phòng NSĐP, quỹ dự trữ tài chính (nếu có) đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, số dự kiến sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2022.
Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện, khả năng giải ngân cả năm đối với nhiệm vụ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.
6. Tình hình phân bổ, giao dự toán chi NSNN từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các dự án, công trình của địa phương; thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Tình hình thu, chi, quản lý và sử dụng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đầu tư các công trình phúc lợi xã hội quan trọng của địa phương trong năm 2022.
8. Tình hình thực hiện vay và trả nợ các khoản vay của NSĐP, gồm:
a) Số dư nợ đầu năm, số dư nợ đến ngày 30 tháng 6, ước dư nợ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, chi tiết theo nguồn dư nợ (nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo từng nhà tài trợ và chương trình, dự án; nguồn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; vay khác).
b) Số huy động đến thời điểm 30 tháng 6 và ước cả năm 2022, chi tiết theo mục đích huy động (trả nợ gốc, bù đắp bội chi) và theo từng nguồn vốn huy động (nguồn vốn ODA vay về cho vay lại, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác).
c) Tình hình thực hiện trả nợ (lãi, phí) đến ngày 30 tháng 6 và ước cả năm 2022, chi tiết trả nợ lãi, phí các khoản huy động trong nước, nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án.
d) Tình hình trả nợ gốc các khoản vay đến ngày 30 tháng 6 và ước cả năm 2022, chi tiết trả nợ gốc các khoản huy động trong nước, trả nợ gốc nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ chi tiết theo từng chương trình, dự án; cụ thể theo từng nguồn trả nợ (vay mới trả nợ cũ, từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi).
9. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, đánh giá cụ thể kết quả triển khai những cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù tại địa phương (các cơ chế, chính sách địa phương đã ban hành; đánh giá tác động đến kết quả thu, chi NSNN trên địa bàn địa phương).
10. Tình hình thực hiện các kiến nghị của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thanh tra trong lĩnh vực tài chính - NSNN, quản lý tài sản công.
2. Đánh giá kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách năm 2022 quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định đánh giá kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách năm 2022 quy định như sau:
Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị ở địa phương được giao quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách báo cáo việc rà soát, cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể các quỹ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục đích, trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ hoặc không có khả năng độc lập về tài chính, trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với NSNN; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu - chi và các nhiệm vụ được giao 6 tháng và dự kiến cả năm 2022; các khó khăn, vướng mắc phát sinh và kiến nghị giải pháp xử lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhiệm vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?