Có được xác lập quyền sở hữu không khi nhặt được chó đi lạc?

Nhặt được chó đi lạc có được xác lập quyền sở hữu không? Khi chủ sở hữu tìm đến có được hoàn trả các chi phí trong thời gian nuôi không? Những trường hợp nào người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra? Cuối tuần tôi và chồng đến công viên gần nhà chơi thì phát hiện một em chó cứ quấn quýt đi theo chúng tôi. Chúng tôi hỏi nhiều người có mặt tại công viên nhưng không ai nhận. Vì con gái thích nên chúng tôi mang về nuôi. Vậy gia đình tôi có thể xác lập quyền sở hữu đối với em chó này không? Trường hợp tìm ra chủ thì gia đình tôi được hoàn chi phí nuôi có đúng không? Có trường hợp nào chó gây thiệt hại cho người khác gia đình chúng tôi bồi thường thiệt hại không? Nhờ anh/chị tư vấn!

1. Nhặt được chó đi lạc có được xác lập quyền sở hữu không?

Căn cứ Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 căn cứ xác lập quyền sở hữu như sau:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Theo Khoản 1 Điều 231 Bộ luật dân sự 2015 xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau:

Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Vì vậy, theo tình huống bạn gặp phải thì gia đình bạn được nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú để thông báo công khai chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai, thì bạn có quyền sở hữu đối với chó đi lạc mà gia đình bạn nhận được.

2. Khi chủ sở hữu tìm đến có được hoàn trả các chi phí trong thời gian nuôi không?

Tại Khoản 2 Điều 231 Bộ luật dân sự 2015 xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau:

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Cho nên, trường hợp chủ sở hữu được nhận lại chó bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho gia đình bạn.

3. Những trường hợp nào người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra?

Theo Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Thế nên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, gia đình bạn phải bồi thường thiệt hại do chó gây ra trong thời gian chiếm hữu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi thường thiệt hại
Nguyễn Thị Kim Dung
2,865 lượt xem
Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi thường thiệt hại
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xe ô tô bị thiệt hại do thiên tai có được công ty bảo hiểm bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chọc chó bị cắn thì chủ nuôi chó có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe khách được miễn bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người trong mùa mưa bão?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản gửi cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ai chi trả?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có được bồi thường thiệt hại do thử nghiệm lâm sàng gây ra không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm cho người khác bị thương tật vĩnh viễn phải bồi thường bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi thường thiệt hại có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào