Đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như thế nào? Nội dung đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như thế nào? Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.

1. Nguyên tắc đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như thế nào?

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về nguyên tắc đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như sau:

1. Nguyên tắc đánh giá:

Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí và các văn bản chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; không đánh giá vào thu NSNN các khoản thu phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí, các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện.

Căn cứ kết quả phát triển kinh tế - xã hội và thu NSNN 6 tháng đầu năm, dự kiến khả năng thực hiện 6 tháng cuối năm, trong đó tập trung làm rõ những thuận lợi, khó khăn, nhất là tác động của xung đột địa chính trị trên thế giới, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu; các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện rà soát, đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện thu NSNN năm 2022, kiến nghị giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu NSNN được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định.

2. Nội dung đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như thế nào?

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) về nội dung đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 như sau:

2. Nội dung đánh giá:

a) Đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2022, chú ý làm rõ:

- Các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong từng lĩnh vực và tình hình, xu hướng phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19; các dự án đã hết thời gian ưu đãi thuế; khả năng triển khai các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư mới; sản lượng sản xuất và tiêu thụ, giá bán, lợi nhuận của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu trên địa bàn; tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

- Tác động của biến động giá dầu thô, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, gạo, giá cả vật tư là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hóa nông sản khác, biến động trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các chính sách tiền tệ, tín dụng, thương mại, đầu tư, chính sách giá, cải cách thủ tục hành chính và các yếu tố khác đến nền kinh tế và kết quả thu NSNN trong 6 tháng đầu năm.

- Tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách pháp luật về thu; gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, các giải pháp để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế trong 6 tháng đầu năm 2022; dự kiến kết quả thu hồi nợ đọng thuế trong các tháng cuối năm 2022 (so với chỉ tiêu, kế hoạch được giao - nếu có) và ước tổng số tiền thuế nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra và quyết định truy thu của cơ quan thuế các cấp khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế.

c) Tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng và dự kiến số kinh phí hoàn thuế thực hiện trong năm 2022 trên cơ sở đúng chính sách chế độ và phù hợp với thực tế phát sinh; báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung nguồn kinh phí hoàn thuế (nếu có) để chi hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật; công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế, xử lý thu hồi kịp thời tiền hoàn thuế giá trị gia tăng sai quy định; các kiến nghị (nếu có).

d) Đánh giá thực hiện hoàn trả các khoản thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật (ngoài hoàn thuế giá trị gia tăng) theo các tiêu chí: số tiền hoàn trả, số bộ hồ sơ xem xét hoàn trả, số lần ra quyết định hoàn trả theo các quy định và những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị giải pháp về cơ chế chính sách, công nghệ quản lý, tổ chức phối hợp trong quá trình triển khai, thực hiện (nếu có).

đ) Tình hình thu ngân sách từ xử lý tài sản công theo các quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn; thu ngân sách từ đất đai (thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) theo pháp luật về đất đai và Nghị quyết 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội, Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết 132/2020/QH14 về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Nghị quyết 132/2020/QH14); thu ngân sách từ xử lý, sắp xếp nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan; thu ngân sách từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, thu NSNN từ giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, khai thác mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan); thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (Nghị định số 148/2021/NĐ-CP).

e) Kết quả phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong công tác quản lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thu NSNN, bán đấu giá tài sản Nhà nước, đấu giá quyền sử dụng đất và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ thuế, chống thất thu, chống chuyển giá; tồn tại, vướng mắc và giải pháp khắc phục.

g) Tình hình thu phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí (đánh giá số thu phí, lệ phí theo quy định; số thu phí nộp NSNN); thu xử phạt vi phạm hành chính, thu phạt, tịch thu và các khoản nộp NSNN khác trong năm 2022 theo Luật Xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.

h) Các khoản thu được để lại năm 2022 đối với các cơ quan hành chính nhà nước được hưởng cơ chế tài chính đặc thù theo quy định của các cấp thẩm quyền, chi tiết nguồn phí để lại, các khoản thu được quy định tại các Luật chuyên ngành khác hoặc các văn bản pháp luật khác mà Luật NSNN, Luật phí và lệ phí chưa quy định cụ thể là nguồn thu NSNN (dưới đây gọi là thu nghiệp vụ), các nguồn thu hợp pháp theo quy định (nếu có) và dự kiến số lũy kế còn lại đến hết năm 2022.

i) Các khoản thu của các đơn vị sự nghiệp công lập (ngoài nguồn NSNN), trên cơ sở đó xác định mức độ tự chủ của từng đơn vị; đánh giá các khoản thu phí được để lại theo quy định của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Trân trọng!

Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian lập, phê duyệt báo cáo thu nội địa tháng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm chốt số liệu báo cáo thu nội địa năm là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước là gì? Quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện ngân sách nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước cho dự án phát triển sản xuất cộng đồng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Mẫu C2-05a Mẫu Giấy nộp trả kinh phí mới nhất theo Thông tư 19?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước có nằm trong nguồn thu tài chính của Văn phòng đăng ký đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã chương, loại khoản, tiểu mục nộp thuế cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã Chương 757 tiểu mục 4944 là gì? Quy định về Mã số hóa nội dung phân loại mục lục ngân sách nhà nước theo Chương?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy rút dự toán ngân sách theo Nghị định 11 năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách nhà nước
Nguyễn Minh Tài
3,253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào