Nguyên tắc thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2021-2025 làm sao?
1. Nguyên tắc thực hiện của Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 14/08/2022) quy định về nguyên tắc thực hiện của Dự án như sau:
1. Không trùng lặp với nội dung thực hiện ở các chương trình, đề án, dự án sử dụng ngân sách nhà nước khác.
2. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện Dự án đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đảm bảo phù hợp với khả năng tiếp cận thông tin của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Quy định rõ các nội dung nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin để phục vụ công tác quản lý kế hoạch thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án này tại các địa phương.
4. Xác định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thực hiện Dự án.
5. Quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện Dự án đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường lồng ghép, kế thừa kết quả thực hiện của các chương trình, đề án khác, tránh lãng phí.
6. Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc sử dụng các nguồn kinh phí được phân bổ thực hiện Dự án.
2. Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 06/2022/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 14/08/2022) quy định nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông như sau:
1. Nhiệm vụ nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông được thực hiện thông qua công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng trong quản lý và trong công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ làm công tác quản lý báo chí, cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của các cơ quan, tổ chức. Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, truyền thông, bao gồm:
a) Lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; cán bộ cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
b) Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; ưu tiên công chức văn hóa - xã hội cấp xã, phụ trách đài truyền thanh cấp xã;
c) Cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.
2. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng nền tảng công nghệ, trang thiết bị công nghệ thông tin; thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn;
b) Xây dựng chương trình, tài liệu (tài liệu in, điện tử) phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng, bao gồm cả tiếng dân tộc thiểu số (nếu có);
c) Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng: Thời lượng tổ chức trực tiếp không quá 05 ngày (bao gồm cả thời gian đi thực tế và đánh giá kết quả).
3. Tổ chức thực hiện
a) Các cơ quan Trung ương:
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện:
+ Xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền;
+ Xây dựng nội dung chương trình, tài liệu cho công tác bồi dưỡng, tập huấn;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên báo chí (bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do địa phương quản lý); cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, cán bộ làm công tác quản lý thông tin cơ sở cấp tỉnh.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm:
+ Xây dựng chương trình, tài liệu theo yêu cầu đặc thù của cơ quan, tổ chức phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý;
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản lý.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chịu trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thông tin và truyền thông theo yêu cầu đặc thù của địa phương (ngoài chương trình, tài liệu do Trung ương xây dựng);
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ thông tin và truyền thông do địa phương quản lý (không bao gồm các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do địa phương quản lý).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?