Phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040? Định hướng phát triển đối với hóa chất bảo vệ thực vật trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040? Liên quan đến chiến lược phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, xin được hỏi về các thông tin trên.

Định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Căn cứ Mục 3c Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau

- Phân bón:
Cân đối tỷ lệ ammoniac/urê thương thẩm của các nhà máy phân đạm urê phù hợp nhu cầu của thị trường; chuyển dần các cơ sở sản xuất phân supe lân đơn sang sản xuất supe lân giàu; khuyến khích sản xuất phân bón phức hợp, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất phân hỗn hợp hiện có theo hướng tập trung, quy mô, duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất phân bón có công nghệ tiên tiến, từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém...
Nghiên cứu đầu tư các nhà máy sản xuất sunfat amon, phân bón kali, phân bón canxi amoni nitrat nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về phân bón các loại cho sản xuất nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu.
Đầu tư nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón hiện có làm tăng giá trị sử dụng, giá trị gia tăng cao đối với các phân đơn, phân hỗn hợp đa lượng, trung lượng, vi lượng; các loại phân bón chứa các chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng, phân bón có tác dụng cải tạo đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.

Theo đó, việc định hướng phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 được thực hiện theo quy định như trên.

Phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040? (Hình từ Internet)

Định hướng phát triển đối với hóa chất bảo vệ thực vật trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?

Căn cứ Mục 3c Điều 1 Quyết định 726/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung trên như sau

+ Hóa chất bảo vệ thực vật:
Đầu tư sản xuất một số hoạt chất có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, thân thiện với môi trường như hoạt chất gốc cacbamat, hoạt chất họ azole và dẫn xuất, hoạt chất nhóm pyrethroide, validamycin.
Đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng công nghệ tiên tiến, thay thế các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại; phát triển hoạt chất mới từ vi sinh vật và các hoạt chất được chiết tách từ thực vật, tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng, có khả năng phân hủy, thân thiện với môi trường; phát triển sản phẩm dạng gia công mới, phân bố hợp lý ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm và phù hợp với đặc điểm cây trồng, khí hậu, thổ nhưỡng.

Như vậy, định hướng phát triển đối với hóa chất bảo vệ thực vật trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 như sau:

- Đầu tư sản xuất một số hoạt chất có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, thân thiện với môi trường như hoạt chất gốc cacbamat, hoạt chất họ azole và dẫn xuất, hoạt chất nhóm pyrethroide, validamycin.

- Đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng công nghệ tiên tiến, thay thế các hóa chất, dung môi hữu cơ độc hại; phát triển hoạt chất mới từ vi sinh vật và các hoạt chất được chiết tách từ thực vật, tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng, có khả năng phân hủy, thân thiện với môi trường

Trân trọng!

Phân bón
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phân bón
Hỏi đáp pháp luật
Phát triển đối với phân bón trong phát triển ngành hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040?
Hỏi đáp pháp luật
Cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không thực hiện khảo nghiệm phân bón nhưng vẫn đưa vào sản xuất bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón mà vẫn thực hiện khảo nghiệm bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở khảo nghiệm phân bón không đáp ứng yêu cầu về nhân lực bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Không khai báo khi thực hiện đổi tên phân bón bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khảo nghiệm phân bón không đúng với nội dung đã đăng ký bị phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các dự án đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng đảm bảo quy mô công suất
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật đối với thức ăn và phân bón nuôi trồng thủy sản
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phân bón
680 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phân bón

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân bón

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào