Quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên?
Quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên như thế nào?
Liên quan đến việc bổ nhiệm công chứng viên. Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Thủ tục bổ nhiệm công chứng viên đối với công chứng viên đã từng miễn nhiệm trước đó được quy định như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý: Luật Công chứng 2014, Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2015/TT-BTP:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn:
- Khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
- Lý do miễn nhiệm không còn
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
- Không thuộc trường hợp:
+ Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực về tội phạm do cố ý.
+ Bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm
+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm
+ Bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
2. Thành phần hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp theo quy định.
3. Quy trình cấp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên lại, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
4. Thẩm quyền cấp: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên hợp lệ.
6. Lệ phí sát hạch bổ nhiệm: 200.000 đồng/thẻ.
Quy định về thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên? (Hình từ Internet)
Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư và bổ nhiệm Công chứng viên có giới hạn độ tuổi không?
Liên quan đến việc bổ nhiệm Công chứng viên và cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, em thắc mắc theo quy định hiện hành thì có giới hạn để bổ nhiệm công chứng viên với cấp chứng chỉ cho luật sư không? Nhờ anh chị giải đáp.
Trả lời:
Tại Luật Luật sư 2006 có quy định về tiêu chuẩn cấp chứng chủ hành nghề Luật sư như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
- Không thuộc một trong các trường hợp:
+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Không thường trú tại Việt Nam;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
- Phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Và tại Luật Công chứng 2014 cũng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Căn cứ theo quy định trên thì cả Luật luật sư và Luật công chứng thì không có quy định về giới hạn độ về độ tuổi tối thiểu và độ tuổi tối đa để bổ nhiệm công chứng viên và cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Do vậy chỉ cần đáp ứng các điều kiện để hành nghề là được làm.
Có được bổ nhiệm công chứng viên đối với cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật không?
Theo quy định thì cán bộ, công chức đã thi hành xong kỷ luật thì có được bổ nhiệm công chứng viên không ạ? Rất mong nhận phản hồi.
Trả lời:
Tại Điều 13 Luật Công chứng 2014, có quy định những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên:
Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
Căn cứ theo quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức đã thi hành xong kỷ luật có thể được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không được bổ nhiệm công chứng viên tùy thuộc vào hình thức kỷ luật bạn nhé. Như đối với cán bộ bị bãi nhiệm. Công chức, viên chức đã từng bị buộc thôi việc sẽ không được bổ nhiệm còn các hình thức xử lý kỷ luật khác thì vẫn được bạn nhé.
Bên cạnh đó, Luật công chứng cũng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm công chứng viên như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?