Ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ra sao?
Ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định về ổn định kinh tế vĩ mô như sau:
1. Ổn định kinh tế vĩ mô
a) Kiên định thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định môi trường đầu tư, đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường vốn.
b) Bám sát thực tiễn, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện ổn định, phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả, bền vững thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 được quy định như sau:
- Kiên định thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định môi trường đầu tư, đảm bảo sự nhất quán, ổn định chính sách để nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động, đầu tư trên thị trường vốn.
- Bám sát thực tiễn, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện ổn định, phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả, bền vững thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 ra sao? (Hình từ Internet)
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý trong ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội 2022?
Theo Tiểu mục 2 Mục III Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2022 quy định về tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật như chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và thẩm định giá như sau:
2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật như chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và thẩm định giá theo hướng:
a) Tăng cường hơn nữa sự công khai, minh bạch của các chủ thể tham gia thị trường;
b) Nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán, thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng gắn với niêm yết để nâng cao tính minh bạch của thị trường; thúc đẩy sự ra đời và phát triển của dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tạo lập thị trường trái phiếu chuyên biệt;
c) Tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn để phát triển hệ thống nhà đầu tư có tổ chức như các loại hình quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện;
d) Nâng cao mức xử phạt để tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm;
đ) Tiếp tục xử lý tình trạng tồn tại bất cập liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu;
e) Tiếp cận thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam đối với các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, thẩm định giá. Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) góp phần nâng cao tính minh bạch và tăng hiệu quả cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Như vậy, việc tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật như chứng khoán, tiền tệ, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và thẩm định giá được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.