Phụ cấp của chủ tịch hội chữ thập đỏ kiêm bí thư chi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội có được hưởng đồng thời không?
1. Có được hưởng đồng thời phụ cấp của chủ tịch hội chữ thập đỏ kiêm bí thư chi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội không?
Tại Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 1 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND thành phố Hà Nội quy định:
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có 18 chức danh:
Trưởng ban Tổ chức Đảng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Trưởng ban Tuyên giáo; Văn phòng Đảng ủy; Trưởng Đài truyền thanh; Nhân viên Đài truyền thanh; Quản lý nhà văn hóa; Kế hoạch - Giao thông thủy lợi - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp (ở xã) hoặc Dịch vụ - Du lịch - Thương mại - Đô thị (ở phường, thị trấn); Phó Trưởng Công an xã (nơi chưa có lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, phường, thị trấn; Công an viên thường trực tại trụ sở xã, thị trấn.
3. Khuyến khích các xã, phường, thị trấn bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp của chức danh không chuyên trách kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một chức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp chức danh cao nhất. Mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Theo đó, đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 30% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Do đó, anh/chị vẫn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh theo mức trên.
2. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở UBND xã, phường, thị trấn tại Hà Nội là bao nhiêu?
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định 31/2013/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
a) Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Xã, phường, thị trấn loại 1 được bố trí tối đa không quá 22 người;
- Xã, phường, thị trấn loại 2 được bố trí tối đa không quá 20 người;
- Xã, phường, thị trấn loại 3 được bố trí tối đa không quá 19 người.
Theo đó, tùy thuộc vào xã, phường, thị trấn loại 1, 2 hay 3 mà số lượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn lần lượt là 22, 20 và 19 người.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Những mục tiêu nào được đề ra trong việc phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?