-
Viên chức
-
Chức danh nghề nghiệp viên chức
-
Hợp đồng làm việc
-
Đánh giá viên chức
-
Lương viên chức
-
Viên chức quản lý
-
Tuyển dụng viên chức
-
Xử lý kỷ luật đối với viên chức
-
Biệt phái viên chức
-
Chế độ nghỉ hưu của viên chức
-
Chế độ thôi việc của viên chức
-
Tinh giản biên chế viên chức
-
Đào tạo bồi dưỡng viên chức
-
Thay đổi vị trí việc làm của viên chức
-
Viên chức chuyên ngành công tác xã hội
Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội lên hạng II bao nhiêu môn thi?
1. Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội lên hạng II có bao nhiêu môn thi?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2017/TT-BLĐTBXH quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội từ hạng III lên hạng II như sau:
1. Môn thi kiến thức chung
a) Hình thức thi: Viết.
b) Thời gian thi: 180 phút.
c) Nội dung thi: kiểm tra kiến thức chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng; quan điểm, định hướng chiến lược phát triển, năng lực hoạch định chính sách và hiểu biết về pháp luật chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, pháp luật về viên chức phù hợp chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính (hạng II).
d) Dung lượng kiến thức và cơ cấu của đề thi và nội dung về lĩnh vực dự thi là 70% nội dung thi và về pháp luật viên chức 30% nội dung thi.
2. Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hình thức thi: trắc nghiệm (trên máy vi tính hoặc trên giấy) hoặc thực hành (phỏng vấn hoặc thuyết trình) do Hội đồng thi quyết định.
b) Thời gian thi: trắc nghiệm 45 phút hoặc thực hành 30 phút/người.
c) Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, năng lực giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp hạng II của lĩnh vực dự thi; trao đổi các vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm.
3. Môn thi ngoại ngữ
a) Hình thức thi: Viết;
b) Thời gian thi: 90 phút;
c) Nội dung thi: kiểm tra các kỹ năng: đọc hiểu, viết ở trình độ bậc 3 theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II.
4. Môn thi tin học
a) Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính;
b) Thời gian thi: 45 phút;
c) Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet.
Như vậy, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội từ hạng III lên hạng II gồm các môn thi: Môn thi kiến thức chung; Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ; Môn thi ngoại ngữ; Môn thi tin học.
2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội lên hạng III bằng hình thức gì?
Theo Điều 5 Thông tư 25/2017/TT-BLĐTBXH quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội từ hạng IV lên hạng III như sau:
1. Hình thức xét thăng hạng: Xét hồ sơ và kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn.
2. Hồ sơ xét thăng hạng: Hồ sơ xét thăng hạng viên chức đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III).
3. Kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III) bằng phương pháp phỏng vấn (hoặc thực hành 30 phút/người) do Hội đồng xét thăng hạng quyết định.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Theo đó, hình thức xét thăng hạng hức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội từ hạng IV lên hạng III là xét hồ sơ và kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn.
Trân trọng!

- Phạm nhân trong cơ sở giam giữ có thể ăn nhiều hơn định lượng trung bình hay không?
- Khi ra vào cổng cơ sở giam giữ, phạm nhân phải thực hiện các hoạt động gì?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cần thực hiện các hoạt động gì để đảm bảo chất lượng giáo dục?
- Tại trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được quy định như thế nào?
- Để trở thành nhân viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì cần đáp ứng điều kiện gì?