Có phải bất cứ ai cũng có thể làm người chứng kiến?
1. Bất cứ ai cũng có thể làm người chứng kiến?
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người làm chứng như sau:
1. Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Do đó, đối chiếu quy định trên thì không phải bất kỳ ai cũng có thể là người làm chứng mà các đối tượng quy định tại khoản 2 trên không được thực hiện với tư cách này.
2. Người chứng kiến có nghĩa vụ gì trong vụ án hình sự?
Căn cứ Khoản 4 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người làm chứng như sau:
4. Người chứng kiến có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
c) Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
d) Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
đ) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên đây là nghĩa vụ của người chứng kiến theo quy định pháp luật hình sự hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc từ ngày 01/01/2025 là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
- Xem điểm thi IOE cấp trường năm 2024 ở đâu? Cách tra cứu kết quả thi IOE cấp trường năm 2024?
- Giáng sinh 2024 ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2024? Người lao động nghỉ Giáng sinh 2024 bao nhiêu ngày?
- Khi được tham gia hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?