Đang định cư ở nước ngoài thì có được mang 2 quốc tịch không?
Có được mang 2 quốc tịch khi đang định cư ở nước ngoài?
Tại Điều 13 Luật quốc tịch 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 quy định người có quốc tịch Việt Nam như sau:
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Theo Điều 26 Luật quốc tịch 2008 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 quy định căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:
1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.
4. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, bạn chưa làm hồ sơ xin thôi quốc tịch thì bạn vẫn chưa mất quốc tịch Việt Nam. Theo quy định của luật khi bạn định cư bên nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn có thể mang 2 quốc tịch nếu như bạn có đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ về việc giữ quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em nước ngoài được người Việt Nam nhận nuôi thì mang cả 2 quốc tịch?
Căn cứ Điều 37 Luật quốc tịch 2008 quy định quốc tịch của con nuôi chưa thành niên như sau:
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
3. Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
4. Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
Do đó, khi trẻ em nước ngoài được người Việt Nam nhận nuôi thì trẻ em đấy sẽ mang quốc tịch Việt Nam chứ không phải mang cả 2 quốc tịch song song.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?