Chánh án Tòa án quân sự trung ương phải là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có phải là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì Chánh án Tòa án quân sự trung ương phải là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có đúng không?
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, theo quy định nêu trên có thể thấy Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất mấy thành viên?
Xin hỏi theo quy định hiện hành thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất mấy thành viên và được tối đa bao nhiêu thành viên? Chánh án, Phó Chánh án do ai bầu hay được bổ nhiệm? Nhờ tư vấn.
Trả lời:
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định:
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Và theo Khoản 1 Điều 26 và Khoản 1 Điều 28 Luật này thì:
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được Chủ tịch nước bổ nhiệm trong số các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Tôi hiện đang là sinh viên thực tập ở Tòa án, Tôi có tìm hiểu khá nhiều về tiêu chuẩn bổ nhiệm của thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp. Nhưng tôi vẫn chưa được rõ để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Rất mong các bạn hỗ trợ giúp.
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, có quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Lưu ý: Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?