Người lao động khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức trợ cấp một lần bao nhiêu?
Người lao động khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức trợ cấp một lần là bao nhiêu?
Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Hằng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Thúy Hằng (thuyhang*****@gmail.com)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể như sau:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Trên đây là nội dung tư vấn về mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Nhận nuôi con nuôi thì thời gian hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Vợ chồng tôi đang làm việc tại cơ quan nhà nước và đang có ý định nhận con nuôi, tôi muốn hỏi Luật BHXH quy định thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Trả lời:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Mẹ nuôi qua đời do tai nạn lao động thì con nuôi có được hưởng tiền BHXH không?
Con nuôi có được hưởng tiền BHXH khi mẹ nuôi qua đời do tai nạn lao động không? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Lan Anh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Năm nay, tôi 50 tuổi. Tôi không chồng, không con ruột, ba mẹ cũng đã qua đời. Tôi chỉ đang sống cùng với 1 người con nuôi, năm nay cháu 17 tuổi (tôi đã nuôi cháu từ khi cháu vừa được sinh ra). Tôi hiện vẫn còn làm việc và đóng BHXH được hơn 15 năm. Nếu như sức khỏe tôi không tốt và tôi bị tai nạn lao động qua đời đột xuất thì số tiền BHXH, BHTN tôi đã đóng con nuôi của tôi có được hưởng không? Văn bản nào quy định? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! (0165***)
Trả lời:
Theo thông tin chị cung cấp, Ban biên tập giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì: (Chế độ trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong đó, thân nhân của người lao động đóng BHXH được xác định là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. (Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Như vậy, nếu con nuôi là người mà chị đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng thì cháu sẽ được hưởng khoản tiền này.
Và căn cứ theo Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: (Trợ cấp mai táng)
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Vì trong trường hợp không may, chị qua đời do tai nạn lao động thì con nuôi của chị có thể được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà chị không may qua đời đột xuất, trong trường hợp con nuôi là người lo mai táng cho chị.
Ngoài ra, căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì: (Trợ cấp tuất hằng tháng)
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Và theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
Căn cứ theo các quy định nêu trên thì con nuôi của chị thuộc trường hợp được hưởng tiền trợ cấp tuất hằng tháng. Và mức hưởng tiền trợ cấp tuất sẽ bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. (Khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2014).
Như vậy, nếu chị qua đời do tai nạn lao động thì con nuôi của chị sẽ được hưởng các khoản tiền nêu trên.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề hưởng tiền BHXH của thân nhân người đóng BHXH khi người đóng BHXH qua đời do tai nạn lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?