Bên khởi kiện muốn ngăn chặn việc tẩu tán tài sản thi hành án phải làm thế nào?
Để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản thi hành án thì bên khởi kiện làm như thế nào?
Bên khởi kiện muốn ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án thì phải làm thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật, để bảo đảm cho việc thi hành án, nếu phát hiện phía bị đơn có tài sản, có biểu hiện tẩu tán tài sản thì phía nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Theo Khoản 1, Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm:
1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định.
Trên đây là quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của nguyên đơn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản?
Gia đình em có 03 anh chị em, phân chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại nhưng không em không bằng lòng nên quyết định sẽ khởi kiện ra tòa án để tòa giải quyết. Cho hỏi trong trường hợp này em có thể khởi kiện đến tòa án nào?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Thẩm quyền tòa án: Tranh chấp về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
- Cấp tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Như vậy, bạn có thể khởi kiện để chia tài sản thừa kế đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Mua xe nhưng là tài sản bị phong tỏa có sao không?
Vừa rồi tôi có mua 1 chiếc xe ô tô cũ. Tuy nhiên khi tôi đi chuyển chủ mới phát hiện là xe của mình đã bị nằm trong diện phong tỏa tài sản của chủ cũ vậy cho tôi hỏi mức độ có nghiêm trọng không ạ. Giả sử tôi vẫn đi nhưng không chuyển tên sở hữu liệu có ảnh hưởng gì đến quyền lợi sau này của tôi không ạ?
Trả lời:
Căn cứ Điều 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cụ thể như sau:
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì tài sản bị phong tỏa là tài sản để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, trong trường hợp này việc anh mua xe những đã bị phong tỏa tài sản là cực kỳ rủi ro, vì tài sản của anh đã bị thực hiện phong tỏa để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chủ cũ, nếu chủ cũ không thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình thì ô tô của anh rất có thể sẽ là tài sản đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, theo đó xe của anh sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà anh thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?