Có được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình khi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không?

Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không? Mức đóng bảo hiểm đối y tế theo hộ gia đình đối với người sống trong cơ sở bảo trọ xã hội? Chào ban biên tập, gần đây cơ sở xã hội của chúng tôi mới tiếp nhận một người lớn tuổi đến ở, chúng tôi đã làm đăng ký thường trú cho bác, bây giờ bác vẫn còn khỏe vẫn tham gia một số công việc được, bây giờ muốn đăng ký bảo hiểm y tế cho bác thì có được đăng ký theo hình thức hộ gia đình được không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

Sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Như vậy, đối với người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế sẽ được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình như trên.

Mức đóng bảo hiểm đối y tế theo hộ gia đình đối với người sống trong cơ sở bảo trọ xã hội?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;

c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;

d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;

đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng cho người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội theo hình thức hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Trân trọng!

 

Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Hỏi đáp pháp luật
Làm nội trợ muốn tham gia BHYT tự nguyện có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT...?
Hỏi đáp pháp luật
Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Hỏi đáp pháp luật
BHYT tự nguyện với người mang thai
Hỏi đáp pháp luật
Mua BHYT tự nguyện có phải mua cho cả hộ gia đình?
Hỏi đáp pháp luật
Đóng BHYT hộ gia đình như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tham gia BHYT hộ gia đình khi sinh con thì có được bảo hiểm chi trả không?
Hỏi đáp pháp luật
NLĐ đã mua BHYT tự nguyện theo hộ gia đình thì Công ty có cần phải đóng nữa không?
Hỏi đáp pháp luật
Người thuộc hộ nghèo có được BHYT chi trả tiền xe cấp cứu không?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đối tượng đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Phan Hồng Công Minh
470 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào