Có thể làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý đối với người làm thẩm phán không?
Thẩm phán có thể làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm, cách chức Giám đốc Trung tâm như sau:
1. Trợ giúp viên pháp lý có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được đề nghị bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm:
a) Có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp;
b) Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Trung tâm bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Vi phạm nghiêm trọng quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý;
c) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Như vậy, thẩm phán cũng có thể được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
Phó Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý có bắt buộc là Trợ giúp viên pháp lý không?
Theo Điều 3 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:
1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi chung là Trung tâm) có Giám đốc, Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động khác. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.
2. Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về kết quả công tác được giao.
3. Trung tâm có thể có các bộ phận chuyên môn thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?