Trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp có phải có đề án thành lập Hội đồng quản lý không?
Đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) về đề án thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp, cụ thể như sau:
1. Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập Hội đồng quản lý;
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý;
3. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý; nhiệm vụ cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý;
4. Dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý;
5. Kiến nghị của đơn vị đề nghị thành lập Hội đồng quản lý (nếu có);
6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Quy trình thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 04/2022/TT-BTP (có hiệu lực từ 05/08/2022) về quy trình thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành tư pháp, theo đó:
1. Xin chủ trương của cấp có thẩm quyền về thành lập Hội đồng quản lý
a) Sau khi trao đổi, thống nhất trong lãnh đạo đơn vị về chủ trương thành lập Hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp liên tịch giữa lãnh đạo đơn vị, cấp ủy đảng và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội thảo luận về việc thành lập, dự kiến số lượng, cơ cấu thành phần tham gia Hội đồng quản lý.
b) Trên cơ sở họp liên tịch, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng quản lý kèm theo Biên bản họp liên tịch gửi cơ quan thẩm định để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này phê duyệt chủ trương thành lập Hội đồng quản lý.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cho ý kiến về sự cần thiết, gửi cơ quan thẩm định trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này phê duyệt chủ trương thành lập Hội đồng quản lý.
2. Đề nghị thành lập Hội đồng quản lý sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương
a) Sau khi có phê duyệt chủ trương của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo tổ chức lập Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý, tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị để cho ý kiến đối với Đề án thành lập, dự thảo Quy chế hoạt động và đề xuất nhân sự tham gia Hội đồng quản lý của đơn vị. Nhân sự tham gia Hội đồng quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
b) Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có) và đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Trên cơ sở kết quả Hội nghị cán bộ chủ chốt, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chỉ đạo hoàn thiện Hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý gửi cơ quan thẩm định trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập gửi Hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, gửi cơ quan thẩm định trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này xem xét, quyết định.
3. Cơ quan thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý
a) Cơ quan thẩm định hồ sơ thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
b) Cơ quan thẩm định quy định tại điểm a khoản này tiến hành thẩm định các nội dung về sự cần thiết, số lượng, cơ cấu, thành phần, tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và các nội dung khác có liên quan.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở kết quả thẩm định, hoàn thiện hồ sơ báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý.
5. Trên cơ sở văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định thành lập Hội đồng quản lý, cơ quan hoặc người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quy định tại Điều 4 Thông tư này xem xét, quyết định thành lập Hội đồng quản lý và phê duyệt Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?