Nguyên tắc thực hiện của hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được quy định như thế nào?
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị có nguyên tắc thực hiện như thế nào?
Tại Điều 17 Thông tư 02/2022/TT-UBDT (có hiệu lực từ 15/8/2022) hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị có nguyên tắc thực hiện như sau:
Ngoài các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Thông tư này, việc triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất phải đáp ứng các nguyên tắc tại Điều 20, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
2. Ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tập trung xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ, nâng cao năng lực sơ chế, chế biến và phát triển thị trường.
a) Với các địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị thì tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm hiện có.
b) Với các địa phương có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nguồn nguyên liệu, có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa thì tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị mới do các tổ chức kinh tế và người dân trong vùng cùng tham gia thực hiện.
3. Với các địa phương không có điều kiện thực hiện phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị (các xã, thôn khó khăn nhất, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng yếu kém, dân cư phân bố rải rác, điều kiện địa hình, đất đai hạn chế trong việc phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô phù hợp với liên kết theo chuỗi giá trị) thì tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng.
4. Hỗ trợ phát triển sản xuất có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng đối với giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai, thúc đẩy bình đẳng giới, hỗ trợ sản xuất gắn với củng cố quốc phòng an ninh.
5. Hỗ trợ phát triển sản xuất có chu kỳ đủ dài để đảm bảo tính ổn định, hiệu quả, duy trì bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình, dự án nhưng thời gian hỗ trợ không quá 05 năm, không vượt quá thời hạn thực hiện giai đoạn I của Chương trình đến hết năm 2025.
Xây dựng kế hoạch cho hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được quy định như thế nào?
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 Thông tư 02/2022/TT-UBDT (có hiệu lực từ 15/8/2022) xây dựng kế hoạch cho hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được quy định như sau:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trung hạn (cả giai đoạn 5 năm 2021 - 2025) và hằng năm là một phần của xây dựng kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Chương trình. Quy trình, nội dung, phương pháp, thời gian xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện theo quy trình xây dựng kế hoạch chung của Chương trình.
2. UBND cấp tỉnh giao cho một cơ quan trực thuộc chủ trì dự án (sau đây gọi tắt là Chủ trì dự án cấp tỉnh) phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất sử dụng nguồn vốn của Chương trình, phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của địa phương, thực hiện lồng ghép, phối hợp trên địa bàn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các nguồn vốn khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?