Hành khách bị hoãn, hủy vé máy bay được bồi thường bằng cách nào?
Bồi thường cho hành khách bị hoãn hủy vé máy bay bằng cách nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT về phương thức và thời hạn bồi thường ứng trước không hoàn lại như sau:
1. Người vận chuyển có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách bằng các phương thức sau đây:
a) Tiền mặt;
b) Chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp khác trong trường hợp hành khách yêu cầu. Đối với phương thức này, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của hành khách;
c) Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận.
1. Người vận chuyển có thể bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách bằng các phương thức sau đây:
a) Tiền mặt;
b) Chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp khác trong trường hợp hành khách yêu cầu. Đối với phương thức này, người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của hành khách;
c) Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận.
Theo quy định trên thì bạn sẽ được hoàn tiền thông qua 3 hình thức gồm tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ
Hành vi gây rối trên máy bay bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 5 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không:
5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
(bị bãi bỏ bởi Khoản 27 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
(bị bãi bỏ bởi Khoản 27 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, khi có hành vi gây rối trên máy bay thì cá nhân gây rối có thể bị phạt từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài
Chia sẻ trên Facebook
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.