Nhận cầm cố tài sản với lãi suất 150%/năm của khoản tiền vay bị xử lý như thế nào?

Cầm cố tài sản với lãi suất 150%/năm của khoản tiền vay bị xử lý như thế nào? Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định bị xử phạt hành chính như thế nào? Vì gặp sự cố kinh doanh nên tôi phải cầm cố ô tô nhưng chỗ tôi được giới thiệu có lại suất cầm cố là 150%/năm của khoản tiền vay. Được biết cơ sở này cho vay với lãi suất này cho rất nhiều người và một năm họ khiến lợi được mấy trăm triệu. Cho tôi hỏi hành vi này bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn!

Cầm cố tài sản với lãi suất 150%/năm của khoản tiền vay bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người kinh doanh cầm cố tài sản cho vay với lãi suất là 150%/năm đã vượt quá 05 lần mức lãi suất cao nhất của Bộ luật dân sự 2015 và thu lợi bất chính hằng trăm triệu thì người này đã phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Tuỳ vào tính chất và mức độ, người này bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xử phạt hành chính với kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định

Căn cứ Điểm d Khoản 4, Điểm b và Điểm đ Điều 6, Điểm a Khoản 7 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, người cầm đồ nếu cho người khác vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất trên 20%/năm có thể sẽ bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng, đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như trên.

Trân trọng!

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay có làm vô hiệu hợp đồng?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất của hợp đồng trả góp
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất vay tài sản trong pháp luật dân sự
Hỏi đáp pháp luật
Về lãi suất tối đa trong hợp đồng vay tiền
Hỏi đáp pháp luật
Đi vay tiền lãi suất 50 ngàn/1triệu/tháng thì có được xem là vay nặng lãi không?
Hỏi đáp pháp luật
Nhận cầm cố tài sản với lãi suất 150%/năm của khoản tiền vay bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay tối đa hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất tối đa khi cho vay là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Lãi suất cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Hỏi đáp pháp luật
Cho vay lãi suất 2%/tháng có phải cho vay nặng lãi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản
Tạ Thị Thanh Thảo
786 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào