Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN?
- Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN
- Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN
Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN
Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như sau:
4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:
a) Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS;
b) Kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.
Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục hải quan quá cảnh thực hiện lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống ACTS.
Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh thì thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được; cập nhật số niêm phong mới hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận thông qua Hệ thống ACTS đồng thời các thông tin này ghi nhận trên TAD.
Trường hợp dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho Chi cục hải quan điểm đi để thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu theo quy định;
c) Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS;
Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN
Căn cứ Khoản 5 Điều 8 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) kiểm tra hải quan hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như sau:
5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là gì? Không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
- Ngày 25 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động được nghỉ hưởng lương vào ngày này không?