Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm vận chuyển bằng đường bộ và vận chuyển trên đường thuỷ nội địa?
Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm vận chuyển bằng đường bộ và vận chuyển trên đường thuỷ nội địa
Căn cứ Điều 7 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm như sau:
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như sau:
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?