Cản trở con tham gia hoạt động nghệ thuật bị phạt bao nhiêu tiền?

Cản trở con tham gia hoạt động nghệ thuật bị phạt như nào? Chính sách của Nhà nước như nào trong bảo vệ điều kiện bảo vệ hoạt động nghệ thuật của trẻ em? Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp ạ. Năm nay em 14 tuổi, em có niềm đam mê với sân khấu ạ. Em rất yêu nghệ thuật nên em đã tham gia rất nhiều hoạt động liên quan đến lĩnh vực đó. Nhưng mẹ em đã lấy lý do là tham gia mấy hoạt động đấy nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học nên nhiều lúc em đang đi tập nhảy hay múa mẹ em đến thẳng nơi bắt em về. Em vẫn luôn đảm bảo được việc học trên lớp, điểm số của em vẫn cao và em vẫn luôn nằm trong top của trường nhưng mẹ em luôn làm mọi cách để cản trở em tham gia vào những hoạt động nghệ thuật. Cho em hỏi là hành vi đó của mẹ em theo pháp luật thì sẽ bị phạt như nào vậy ạ? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, em xin chân thành cảm ơn.

Cản trở con tham gia hoạt động nghệ thuật bị phạt như nào?

Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền được bày tỏ ý kiến; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền vui chơi, giải trí và cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em;

b) Cản trở trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng và tham gia vào các vấn đề về trẻ em;

c) Cản trở quyền giữ gìn, phát huy bản sắc;

d) Cản trở quyền vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc cản trở con tham gia hoạt động nghệ thuật sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp của bạn ngoài hình thức xử phạt ra thì bạn nên nói rõ với mẹ rằng ngoài việc học ra thì trẻ em còn phải được vui chơi, giải trí và một trong những số đó hoạt động nghệ thật là một cách giúp trẻ em phát triển trí óc rất tốt.

Chính sách của Nhà nước như nào trong bảo vệ điều kiện bảo vệ hoạt động nghệ thuật của trẻ em?

Tại Điều 45 Luật trẻ em 2016 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định chính sách của Nhà nước trong bảo vệ điều kiện hoạt động nghệ thuật của trẻ em như sau:

1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

3. Nhà nước tạo điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

386 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào