Trách nhiệm Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025”
Trách nhiệm của Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 11 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
11. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp tại Đề án thực hiện các nội dung sau:
a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, đưa vào chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định này; gửi NHNN để tổng hợp, theo dõi việc tổ chức thực hiện.
b) Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, gửi NHNN trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có sở hữu cổ phần, vốn góp tại các TCTD đẩy nhanh tiến độ thoái vốn tại các TCTD theo đúng lộ trình và chịu trách nhiệm xử lý các hậu quả có liên quan đến TCTD thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc đối tượng quản lý của bộ, ngành khẩn trương xây dựng phương án cơ cấu lại TCTD thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
đ) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn phối hợp với NHNN chi nhánh trong việc quản lý, giám sát hoạt động của QTDND trên địa bàn.
Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”?
Tại Tiểu mục 12 Mục V Điều 1 Quyết định 689/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” như sau:
12. Các tổ chức tín dụng
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại TCTD.
b) Bảo đảm ổn định hoạt động và an toàn tài sản của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của nhân dân trong quá trình thực hiện cơ cấu lại.
c) Chủ động phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin, tài liệu và vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
d) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về hoạt động ngân hàng nói chung và cơ cấu lại TCTD nói riêng.
đ) Báo cáo NHNN đầy đủ, kịp thời, trung thực kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có) về việc thực hiện cơ cấu lại TCTD.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?